Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi gửi tiền sai số tài khoản cho khách hàng khi không may gửi tiền nhầm hay sai số tài khoản.
Hiện nay với các giao dịch quan trọng để bảo bảo an toàn hầu như khách hàng lựa chọn giao dịch tại ngân hàng thay vì việc lựa chọn giao dịch trực tuyến. Thế nhưng đôi khi do chủ quan mà nhiều khi xảy ra sơ suất mà khách hàng gửi tiền sai số tài khoản. Vậy trong trường hợp này khách hàng cần phải làm gì? Đừng lo lắng quá hãy thử tham khảo cách dưới đây nhé.
Nội dung chính
Lý do chuyển khoản nhầm
Những lý do chuyển sai tài khoản hầu như là do khách hàng. Một số nguyên nhân chuyển sai như:
- Khách hàng ghi sai tên người nhận hoặc cũng có thể là do khách hàng ghi sai STK ngân hàng. Đây là lý do mà nhiều người mắc phải nhất, vì do nhìn nhầm hoặc ghi nhớ sai mà khách hàng mắc phải lỗi này, một phần cũng do STK ngân hàng khá dài và khó nhớ. Nhân viên ngân hàng do cũng không kiểm tra kỹ và hỏi lại khách hàng nên bị chuyển nhầm.
- Chuyển khoản qua cây ATM hoặc APP: Với trường hợp này bạn ghi sai số tài khoản ngân hàng sau đó nhấn gửi mà không kiểm tra kỹ.
Đây là 2 lý do mà khách hàng hay bị mắc phải. Lúc này bạn cần bắt buộc phải liên hệ ngay với ngân hàng để lấy lại số tiền chuyển nhầm. Cách lấy lại tiền khi chuyển sai tài khoản bạn có thể tham khảo dưới đây.
Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi chuyển sai số tài khoản
Chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng
Khi khách hàng và người nhận cùng dùng chung một hệ thống ngân hàng bạn có thể tham khảo cách sau:
- Bước 1: Kiểm tra và chụp ảnh lại giao dịch đã chuyển nhầm rồi đi đến chi nhánh ngân hàng bạn đang sử dụng.
- Bước 2: Tới ngân hàng hãy thông báo với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền cho người khác.
- Bước 3: Cung cấp các thông tin cá nhân và điền vào mẫu đơn khi được nhân viên ngân hàng yêu cầu.
- Bước 4: Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch nhầm, ngân hàng sẽ liên hệ với người nhận và yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn.
Lưu ý: Thời gian nhận được tiền sẽ khá lâu do ngân hàng phải liên hệ và làm việc với người nhận.
Chuyển nhầm tài khoản khác ngân hàng
Vậy nếu khi bạn chuyển nhầm sang một chủ tài khoản khác hệ thống thì việc lấy lại có khó không? Câu trả lời là CÓ. Các thao tác bạn nên thực hiện như sau:
- Bước 1: Ngay sau khi phát hiện bị chuyển tiền nhầm tài khoản, bạn cầm theo chứng minh thư của mình tới ngân hàng mình đang sử dụng để giải quyết.
- Bước 2: Tới ngân hàng hãy thông báo với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền cho người khác.
- Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành các bước kiểm tra, rà soát. Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch nhầm, ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng chủ quản chuyển nhầm để thông báo cho chủ tài khoản đó xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, với trường hợp này, thời gian nhận lại được tiền sẽ rất lâu bởi còn tùy thuộc vào mức độ làm việc của hai bên ngân hàng.
Người được chuyển nhầm không trả lại có thể bị khởi tố
Trường hợp số tiền chuyển nhầm đã được rút, sử dụng và chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, khách hàng có thể khởi kiện chủ tài khoản này ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định tại khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự :
“Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”
Ngoài ra, nếu cố tình chiếm hữu, sử dụng, không trả lại tiền cho người chuyển nhầm sau khi đã nhận được thông báo từ phía ngân hàng và người chuyển nhầm tiền, thì người cố tình chiếm hữu, sử dụng trái phép số tiền trên còn có thể bị truy tố về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự.
Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Khi bạn thực hiện giao dịch trực tiếp tại PGD ngân hàng thì nên nhờ ngay giao dịch viên kiểm tra lại giao dịch giúp bạn. Còn nếu bạn chuyển tiền online thì nên chụp ngay lại giao dịch và đến ngay PGD để nhờ giao dịch viên kiểm tra giúp.
TÌM HIỂU THÊM: