Giải đáp: Nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?

Có rất nhiều khách hàng thắc mắc nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không? Nếu khách hàng đang có nhu cầu làm thẻ tín dụng nhưng không may mắc phải nợ xấu thì tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.


Không ai muốn mắc phải nợ xấu. Vì nợ xấu sẽ khiến khách hàng khó khăn khi vay vốn hay là các loại thẻ tín dụng. Ngân hàng sẽ từ chối những khách hàng vướng phải nợ xấu khi làm thẻ tín dụng. Tuy nhiên vẫn có cách có thể làm được thẻ tín dụng.

Trong bài viết dưới đây nganhangviet.org sẽ cung cấp đến khách hàng các thông tin về nợ xấu nhóm 2 và giải đáp thắc mắc nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không? Hãy cùng theo dõi ngay nhé.

Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Nợ xấu nhóm 2 thuộc nhóm nợ chú ý khi các khoản nợ đã bị quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày. Những khách hàng thuộc nhóm nợ chú ý trở đi thì khả năng xét duyệt để làm thẻ tín dụng hoặc các khoản vay bị giảm. Quá trình xóa nợ xấu được tính sau 12 tháng mới kết thúc do đó việc xóa nợ xấu rất khó khăn.

Nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không
Nợ xấu nhóm 2

Nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?

Điều kiện làm thẻ tín dụng là khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt, không bị nợ xấu tại tất cả các tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào. Vì thế câu hỏi: “Nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?” câu trả lời là KHÔNG.

Quy định tại các ngân hàng hiện nay khách hàng nợ xấu từ nhóm 2 trở đi thì sẽ bị loại hồ sơ làm thẻ tín dụng, đặc biệt khách hàng sẽ khó tiếp cận được các khoản vay vốn. Do lịch sử tín dụng có độ uy tín thấp, khả năng hoàn nợ kém.

Do đó để có thể đủ điều kiện làm thẻ tín dụng tại ngân hàng. Việc đầu tiên khách hàng nợ xấu nên trả hết nợ cho đến khi nợ đã được xóa hoàn toàn trên CIC. Và sau đó tránh các trường hợp bị nợ xấu nữa, chú ý đến thời hạn trả nợ để không mất tiền phạt oan.

Có một số ngân hàng còn khá khó khăn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng đã từng nợ xấu(mặc dù đã xóa nợ xấu trên CIC). Vì thế cách tốt nhất dành cho bạn đó là đừng để xảy ra trường hợp nợ xấu.

Một số lý do ngân hàng từ chối mở thẻ tín dụng

Thu nhập hàng tháng thấp hơn yêu cầu của ngân hàng

Điều kiện đầu tiên trước khi đăng ký mở thẻ tín dụng của các ngân hàng lúc nào cũng đòi hỏi bạn phải chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng. Nhà phát hành thẻ thường sẽ yêu cầu một mức thu nhập tối thiểu, nhưng không phải lúc nào họ cũng để rõ trên hồ sơ khi làm thẻ. Các khoản thu nhập tối thiểu này sẽ phụ thuộc vào từng loại thẻ của từng ngân hàng phát hành thẻ mà bạn lựa chọn mở thẻ.

Nếu thu nhập của bạn không đủ điều kiện về mức tối thiểu mà bên phát hành thẻ yêu cầu thì chắc chắn rằng hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối.

Trường hợp này, bạn phải đợi nguồn thu nhập của mình tăng lên và đăng ký mở thẻ tín dụng lại như một người mới. Để tránh những trường hợp này, bạn nên xem thông tin chi tiết từng loại thẻ tín dụng hoặc gọi điện trực tiếp cho các nhân viên tư vấn của ngân hàng phát hành thẻ.

Có quá nhiều thẻ tín dụng

Do thẻ tín dụng mang đến quá nhiều tiện ích nên không ít người cho rằng, sở hữu thẻ tín dụng càng nhiều càng tốt. Thế nhưng đây lại là một điểm trừ khiến bạn bị ngân hàng từ chối phát hành thẻ. Cũng bởi, việc sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng sẽ làm giảm khả năng tài chính của bạn, tăng nguy cơ nợ xấu.

Không có công việc ổn định

Những thông tin hợp đồng lao động cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cấp thẻ tín dụng cho bạn, nếu bạn thường xuyên thay đổi công việc hoặc có một thời gian bị thất nghiệp thì nhà phát hành thẻ có thể xem việc làm và thu nhập của bạn không ổn định. Vì thế bạn phải chờ cho đến khi bạn có một công việc mới ít nhất từ ba đến sáu tháng trước khi nộp đơn xin mở thẻ tín dụng.

Bị nợ xấu CIC

Điều này đã được nói rất rõ ở trên, một khi bạn đã bị nợ xấu từ nhóm 2 trở đi thì hầu hết các ngân hàng sẽ từ chối mở thẻ tín dụng. Bởi, việc nợ xấu không chỉ phản ánh uy tín cá nhân mà còn minh chứng cho khả năng tài chính mất cân bằng của bạn.

Bạn sẽ không thể mở thẻ tín dụng khi bị nợ xấu nhóm 2
Bạn sẽ không thể mở thẻ tín dụng khi bị nợ xấu nhóm 2

Hồ sơ chưa đúng quy định

Ngoài những lý do trên, việc hồ sơ sai quy định, thiếu giấy tờ như: CMND, Hộ chiếu, hoặc thiếu sổ kt3, giấy đăng kí tạm trú…cũng là điều mà nhiều người gặp phải. Lúc này bạn cần bổ sung đầy đủ giấy tờ theo quy định, yêu cầu của ngân hàng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không? Hy vọng qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về hậu quả của nợ xấu nhằm tránh rơi vào tình trạng khó khăn khi đăng ký phát hành thẻ tín dụng cũng như tham gia vay vốn ngân hàng.

TÌM HIỂU THÊM:

4.7/5 - (3 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng