Phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm những loại nào?

Khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng, chúng ta thường phải trả khoản phí quản lý tài khoản. Vậy, phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm những loại nào?


Theo thống kê mới nhất, có hơn 85% nhu cầu sử dụng thẻ ATM để phục vụ việc cất giữ, chuyển tiền, nhận tiền và thanh toán. Do đó, phí quản lý tài khoản ngân hàng nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều khách hàng. Cũng bởi, nó không chỉ liên quan tới vấn đề tài chính mà bảo về quyền lợi của người dùng.

Hiện tại, các ngân hàng trên thị trường đưa ra nhiều cách tính phí khác nhau. Do đó, để biết phí quản lý tài khoản bao gồm những loại phí nào, các bạn hãy cùng blognganhangviet.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phí quản lý tài khoản là gì?

Phí quản lý tài khoản là chi phí mà khách hàng phải thanh toán khi đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Đây là khoản phí mà khách hàng bắt buộc phải chi trả hàng tháng nếu muốn tiếp tục duy trì tài khoản ngân hàng và sử dụng dịch vụ kèm theo. 

Phí quản lý tài khoản là gì?
Phí quản lý tài khoản là gì?

Mặc dù mỗi loại thẻ ATM lại mang trong mình những tính năng riêng. Thế nhưng, tất cả đều phải chịu phí quản lý tài khoản theo quy định của từng ngân hàng.

Phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm những loại nào?

Việc nhận biết các khoản phí có thể có hoặc luôn có trong quá trình sử dụng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý tài khoản. Nếu bạn đang không biết phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm những loại nào thì hãy tham khảo thông tin sau:

Phí duy trì tài khoản

Đây là khoản phí bắt buộc mà bạn phải nộp ngay từ khi đăng ký mở tài khoản tài các ngân hàng. Thông thường, mức phí duy trì tài khoản là 50.000 VND. Số tiền này không thể rút ra, không thể giao dịch khi thẻ đang hoạt động. Nó chính là số dư tối thiểu phải có trong thẻ của bạn.

Hàng tháng, số tiền duy trì tài khoản này có thể giảm đi một ít do phải thanh toán các khoản phí dịch vụ khác. Bạn cần nạp tiền thường xuyên vào tài khoản để đảm bảo số dư luôn ở mức trên 50.000 VND. Mục đích của loại phí này là để kích cầu khách hàng sử dụng thường xuyên.

Phí dịch vụ SMS Banking

Khi sử dụng dịch vụ SMS Banking, khách hàng sẽ phải chịu phí dịch vụ từ ngân hàng. Thông qua SMS Banking, hệ thống sẽ gửi tin nhắn tới số điện thoại của bạn mỗi khi có biến động tài khoản hoặc thông báo khuyến mại từ ngân hàng.

Dịch này này mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Bạn có thể dễ dàng quản lý tài khoản, sự tăng giảm số dư, đồng thời đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.

Phí dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking

Internet Banking và Mobile Banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Khách hàng có thể truy cập vào hệ thống trực tiếp qua website hoặc ứng dụng ngân hàng được cài đặt sẵn trên điện thoại. Với dịch vụ này, bạn dễ dàng thực hiện các giao dịch mọi lúc mọi nơi, vào bất cứ thời gian nào.

Chỉ cần sở hữu các thiết bị thông minh được kết nối Internet như điện thoại, máy tính…Các giao dịch được nhiều người yêu thích có thể kể đến như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại…

Và tất nhiên, để đổi lại những tiện ích đó thì khách hàng sẽ phải trả phí hàng tháng cho 2 dịch vụ này. Phí dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking sẽ được trừ trực tiếp vào tiền tài khoản ngân hàng. Nếu không đăng ký dịch vụ này thì bạn sẽ không phải chịu mức phí này.

Biểu phí quản lý tài khoản tại một số ngân hàng

Để cập nhật phí quản lý tài khoản tại một số ngân hàng uy tín trên thị trường, các bạn có thể tham khảo bảng biểu dưới đây:

Ngân hàng

Phí duy trì tài khoản

Phí SMS/Mobile Banking/Internet Banking

MBBank


8.000 (Miễn phí nếu số dư bình quân > 2 triệu VND/tháng)



100.000 VND/năm


TPBank

5.000


10.000 VND


VPBank

10.000


4.000 VND


VIB

Miễn phí

Miễn phí

BIDV


26.400 VND/năm.


  • Phí Mobile/Internet Banking:Miễn phí.
  • Phí SMS: 9.900 đồng/năm

VietcomBank


2000 VND/tháng




  • Phí Internet Banking, Mobile banking, Mobile BankPlus VietcomBank: 10.000 VND/tháng

  • Phí SMS Banking: 11.000 VND/tháng.


Lưu ý: Bảng phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, ngân hàng có thể sẽ điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Một số loại phí ngân hàng khác

Bên cạnh các loại phí quản lý tài khoản, khách hàng còn đang phải chịu một số loại phí khác theo quy định của ngân hàng bao gồm:

Phí thường niên

Đây là loại phí bắt buộc phải đóng hàng năm. Ý nghĩa của loại phí này là để duy trì tài khoản thẻ, tận hưởng những lợi ích mà thẻ mang lại. Hiện tại, phí thường niên áp dụng cho thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán nội địa dao động từ 50.000 VNĐ đến 100.000 VND, thẻ thanh toán quốc tế dao động từ 100.000 VND đến 500.000 VND.

Còn đối với thẻ tín dụng, mức phí này sẽ áp dụng cho từng loại. Có những loại thẻ phí thường niên cao lên tới 10.000.000 VND.

Phí rút tiền và phí chuyển tiền

Có lẽ đây là loại phí đã không còn xa lạ với nhiều người. Khi thực hiện giao dịch rút tiền/chuyển tiền tại máy ATM hoặc qua ngân hàng điện tử, bạn sẽ phải chịu phí này. 

Phí rút tiền và phí chuyển tiền
Phí rút tiền và phí chuyển tiền

Để giảm thiểu chi phí rút tiền, bạn nên rút ở những cây ATM thuộc ngân hàng mà bạn đang sử dụng. Tương tự, phí chuyển tiền cùng hệ thống sẽ miễn phí hoặc thấp hơn so với khác hệ thống.

Phí giao dịch ở nước ngoài

Khi đi du lịch nước ngoài, bạn sẽ phải thanh toán hoặc rút tiền tại nhiều cây ATM khác nhau. Mỗi giao dịch bạn sẽ bị thu phí theo quy định, thường dưới 3%/tổng số tiền. Đôi khi, còn bị tính phí khi bạn kiểm tra số dư tài khoản.

Lời khuyên dành cho bạn là nên thông báo với ngân hàng phát hành thẻ về dự định đi nước ngoài của bạn. Ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn trong trường hợp gặp sự cố ngoài ý muốn từ thẻ Visa/MasterCard Debit của bạn.

Phí in sao kê

Sao kê ngân hàng thường xuất phát từ nhu cầu tài chính như xác thực tài chính, kiểm tra tài chính…Đặc biệt, bản sao kê tài khoản đóng vai trò quan trọng trong việc chứng thực khi vay thấu chí, tín chấp ngân hàng.

Để được in sao kê tài khoản thẻ tín dụng, bạn sẽ mất phí từ 20.000 VND đến 100.000 VND tùy vào từng loại thẻ cũng như quy định của ngân hàng. Hiện nay, khách hàng có thể sao kê trực tuyến quan dịch vụ Internet Banking hoặc tới trực tiếp ngân hàng.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc phí quản lý tài khoản ngân hàng gồm những loại nào? Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích dành cho bạn đọc.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcOneClickMoney – Cho vay Online 0% lãi suất lên đến 10 triệu
Bài tiếp theoHồ sơ & Thủ tục vay vốn ngân hàng gồm những giấy tờ gì?