Vì sao thẻ tín dụng bị khóa? Cách xử lý khi gặp sự cố này?

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Khi ra nước ngoài hay mua sắm online… thì sở hữu một chiếc thẻ tín dụng là vô cùng cần thiết. Rất siêu tiện lợi là thế nhưng đôi khi cũng khiến chủ thẻ điêu đứng bởi bị khóa bất ngờ mà không hiểu tại sao?


Hiện nay tại Việt Nam nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng ngày càng cao. Rất nhiều người đang sở hữu thẻ tín dụng còn muốn sử dụng thêm nhiều thẻ phụ thậm chí là thẻ tín dụng của các ngân hàng khác nhau. Để phòng khi trường hợp bị khóa thẻ này còn có thẻ khác để dùng. Bởi có nhiều khách hàng đang trong quá trình sử dụng gặp phải trường hợp thẻ bị khóa nhưng không hiểu rõ nguyên nhân tại sao?

Thẻ tín dụng ngân hàng bị khóa do nhiều nguyên nhân gây nên. Có những nguyên nhân từ người sử dụng thẻ, nhưng cũng có những nguyên nhân do lỗi kỹ thuật. Cùng xem xét xem những trường hợp bị khóa thẻ tín dụng thông dụng dưới đây:

Nhập sai mã pin nhiều lần

Nguyên nhân

Đây là nguyên nhân nhiều khách hàng gặp phải nhất. Nếu khách hàng nhập sai mã pin quá 3 lần trên hệ thống ngân hàng sẽ phát hiện bất thường nghi ngờ người sử dụng không phải chủ thẻ vì vậy hệ thống ngay lập tức vô hiệu hóa thẻ để bảo vệ tài sản cũng như quyền lợi của khách hàng.

thẻ tín dụng bị khóa phải làm sao
Nhập sai mã PIN nhiều lần là nguyên nhân thẻ tín dụng bị khóa

Giải pháp

Gọi điện hotline của ngân hàng phát hành hoặc đến PGD/chi nhánh ngân hàng để được cấp lại mã pin.

Ngừng sử dụng thẻ tín dụng trong thời gian dài

Nguyên nhân

Nhiều khách hàng nghĩ không dùng thẻ sẽ không phải trả phí. Nhưng bạn không biết rằng hàng tháng khách hàng sẽ mất một khoản phí để duy trì thẻ. Vì thế ngân hàng phát hành thẻ sẽ không cho phép bạn thanh toán thẻ mà không sử dụng thẻ trong mấy tháng.

Giải pháp

  • Gọi điện hotline của ngân hàng phát hành hoặc đến PGD/chi nhánh ngân hàng để được hướng dẫn mở lại thẻ.
  • Nếu chưa có nhu cầu sử dụng nhiều bạn vẫn nên đảm bảo thanh toán đều đặn 2 tháng một lần để giữ thẻ luôn hoạt động.

Thẻ tín dụng đã không còn hiệu lực

Thẻ tín dụng hết hạn dẫn tới bị khóa
Thẻ tín dụng hết hạn dẫn tới bị khóa

Nguyên nhân

  • Mỗi thẻ tín dụng sẽ có thời hạn sử dụng thẻ ghi trên mặt thẻ. Nếu hết hạn thì thẻ sẽ bị khóa.
  • Thẻ không còn hiệu lực là do ngân hàng phát hành bỏ đi các sản phẩm thẻ đã cũ và lỗi thời để chuyển sang dòng thẻ an toàn có các tính năng hiện đại hơn.
  • Ngân hàng sẽ tạm khóa và liên hệ với bạn qua email hoặc gọi điện để thông báo với bạn.

Giải pháp

  • Gọi điện hotline của ngân hàng phát hành hoặc đến PGD/chi nhánh ngân hàng để được hướng dẫn mở lại thẻ. Hoặc có thể liên hệ đăng ký trực tuyến trên Website ngân hàng phát hành(nếu có hỗ trợ) để nhân viên tư vấn giúp bạn mở thẻ.

Ví dụ như cách mở thẻ ngân hàng online của VPBank. Bạn chỉ cần thực hiện 4 bước ngay trên máy tính, điện thoại hoặc ipad của mình là đã mở thẻ thành công.

Nợ quá hạn chưa thanh toán

Nguyên nhân

Rất nhiều khách hàng sau một thời gian sử dụng không còn đủ kinh tế để trả nợ thì sẽ bị xếp vào đối tượng nợ xấu.

Có 5 nhóm nợ xấu được phân loại bởi tổ chức CIC (Credit Information Center) đó là:

  • Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): khoản nợ quá 360 ngày

Tuy nhiên ngân hàng phát hành sẽ có những quy định riêng về nợ xấu để khóa thẻ. Nếu khách hàng đang ở mức 1, 2 thì ngân hàng vẫn có phương án riêng để thu hồi vốn và bạn cũng sẽ tránh bị nợ xấu.

Nợ quá hạn chưa thanh toán cũng là nguyên nhân khiến thẻ tín dụng bị khóa
Nợ quá hạn chưa thanh toán cũng là nguyên nhân khiến thẻ tín dụng bị khóa

Giải pháp

Đầu tiên bạn nên thanh toán đủ số tiền đang nợ tại ngân hàng để mở thẻ. Còn nếu trong vòng 6 tháng bạn vẫn không thanh toán hết khoản nợ sẽ bị khóa thẻ tín dụng vĩnh viễn và nếu khách hàng muốn đăng ký làm lại cũng rất khó khăn. Và phải trả mức lãi khá cao.

Ngân hàng phát hiện giao dịch bất thường

Nguyên nhân

Khi ngân hàng thấy các giao dịch bất thường trên thẻ của khách hàng  họ sec hủ động vô hiệu hóa thẻ tín dụng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Ví dụ: Thực hiện quá 2 lần rút tiền từ 23h-5h sáng được coi là bất thường vì lúc này là thời gian nghỉ ngơi, thời gian các tội phạm dễ thực hiện giao dịch trộm cắp tài sản. Ngân hàng sẽ khóa thẻ.

Giải pháp

Gọi điện hotline của ngân hàng phát hành hoặc đến PGD/chi nhánh ngân hàng để được hướng dẫn mở lại thẻ.

Ngân hàng đóng cửa

Nguyên nhân

Nhà Nước đang tiến hành siết chặt loại bỏ những tổ chức tài chính nhỏ lẻ và để lại thị trường các tổ chức và ngân hàng lớn, có uy tín. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng của những ngân hàng thì khi dừng hoạt động, thẻ tín dụng cũng bị khóa theo.

Giải pháp

Đăng ký thẻ mới tại ngân hàng khác.

Lỗi hệ thống ngân hàng

Nguyên nhân

Lỗi hệ thống của ngân hàng hoặc lỗi kỹ thuật của máy ATM/POS khiến các giao dịch của bạn không thể thực hiện hoặc bị nghi là giao dịch bất thường. Lúc này ngân hàng sẽ khóa thẻ để tránh rủi ro cho chủ thẻ.

Giải pháp

Gọi điện hotline của ngân hàng phát hành hoặc đến PGD/chi nhánh ngân hàng để được hướng dẫn mở lại thẻ.

Lưu ý để tránh bị khóa thẻ “bất ngờ”

các nguyên nhân thẻ tín dụng bị khóa
Lưu ý để tránh bị khóa thẻ “bất ngờ”
  • Bảo mật mã trên thẻ tín dụng, hoặc không đưa cho ai sử dụng thẻ trừ nhân viên ngân hàng được ngân hàng chỉ định.
  • Bảo mật tuyệt đối số CSC(số bảo mật của thẻ)- số mặt sau có 3 chữ số. Cấm tuyệt đối không đưa mã CSC và mã PIN cho người khác. Thường xuyên đổi mã PIN để bảo mật thông tin.
  • Nhớ thanh toán khoản nợ tín dụng đúng thời hạn.
  • Duy trì thanh toán thẻ tối thiểu 2 tháng một lần.
  • Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các thông báo từ nhà phát hành thẻ tín dụng của bạn.

Việc bị khóa thẻ chắc chắn là đang bị lỗi. Bạn không cần lo lắng bởi việc khóa thẻ cũng là cách bảo vệ tài sản cho bạn. Hãy thường xuyên kiểm tra thông báo thẻ để biết được các bất thường xảy ra để thông báo cho ngân hàng kịp thời để được tiếp tục sử dụng thẻ.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng