Cách kiểm tra nợ xấu, check CIC, điểm tín dụng online

Khi bắt đầu vay vốn tại các ngân hàng bên phí ngân hàng họ sẽ tiến hành check CIC kiểm tra khách hàng có nợ xấu hay không. Vậy làm sao để biết được mình có nợ xấu trước khi đến vay vốn tại ngân hàng. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu ngân hàng là khoản tín dụng bạn vay mượn từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà đến thời hạn trả nhưng bạn không trả, hoặc trả chậm.

Nợ xấu được phân thành (theo sự phân loại của hệ thống CIC):

  • Nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn)
  • Nhóm 4 (nghi ngờ)

Hay nói cách khác nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc lớn hơn 90 ngày.

CIC là gì?

CIC (Credit Information Center) hay còn gọi là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Đây là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

CIC là gì?
CIC là gì?

Chức năng của CIC là:

  • Thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;
  • Thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân

Kiểm tra nợ xấu cá nhân tại ngân hàng:

  • Bước 1: Trình báo CMND/Căn cước đến PGD/chi nhánh ngân hàng bạn muốn vay vốn
  • Bước 2: Ngân hàng tổng hợp thông tin khách hàng và sau đó tiến hành check CIC.

Mỗi lần check CIC tại ngân hàng sẽ mất một khoản phí 100.000 VNĐ (Phí mất từ n)

Mỗi lần kiểm tra Chứng minh Nhân dân của bạn, phía ngân hàng sẽ mất một khoản chi phí cho Trung tâm Tín dụng Quốc gia Việt Nam khoảng 100.000 VNĐ.

Kiểm tra cứu nợ xấu online

  • Bước 1: Thiết bị điện từ có kết nối Internet check website https://cic.org.vn (website chính thức của TTTT Tín Dụng thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam – CIC.)
  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần bao gồm:

  Họ và tên

            Ngày sinh

            Số điện thoại

            Địa chỉ

           Email

  • Bước 3: Check mã OTP được TT CIC gửi về SĐT hoặc Email đăng ký của khách hàng. Sau đó chờ kết quả từ CIC trả về.
  • Bước 4: Trong vòng 24h (theo giờ làm việc) nhân viên bên phía CIC sẽ gọi và kiểm tra thông tin. Bạn sẽ phải cung cấp CMND/căn cước để xác nhận chính chủ. Khi này kết quả nợ xấu CIC sẽ được hệ thống chuyển về email của bạn ngay lập tức.

Cách xóa nợ xấu ngân hàng

Để cải thiện được tình trạng nợ xấu khách hàng nên thực hiện các vấn đề sau:

  • Thanh toán toàn bộ khoản nợ và phạt nợ xấu. Đây là cách tốt nhất giúp khách hàng giải quyết nợ xấu.
  • Đăng ký ngay với nhân viên để khi có thông tin vay vốn họ sẽ thông báo cho bạn.
  • Bạn sẽ được xóa bỏ nợ xấu còn tùy thuộc và đơn vị cho bạn vay tiền và mắc phải nợ xấu, thời gian khoảng 1 đến 3 tháng còn tùy thuộc vào đơn vị đó.

Lưu ý để khách hàng tránh việc mắc phải nợ xấu

kiem-tra-no-xau

  • Không nên đứng ra vay hộ cho bạn bè/người thân
  • Nếu lỡ cho mượn CMND/căn cước hoặc đứng ra bảo lãnh thì nên chú ý nhắc nhở người vay nên đóng đúng thời hạn.
  • Nếu bạn vay tiền nên thanh toán không chậm quá 10 ngày
  • Theo tâm lý thường bạn sẽ chủ quan và trả muộn, điều đó sẽ gây bất lợi cho bạn. Ngân hàng cho vay dựa trên uy tín của bạn, để xét duyệt cho bạn vay lần sau.

Lệ phí kiểm tra CIC là bao nhiêu?

Cũng có nhiều người dùng thắc mắc là check CIC hết bao nhiêu? Có mất phí không? Kiểm tra CIC online miễn phí? Đó là sự khác nhau giữa các đơn vị cho vay nhiều đơn vị có tính phí còn nhiều đơn vị thì không.

Nó phụ thuộc vào chính xác của từng đơn vị cho vay. Nhưng theo quy định của CIC mỗi lần check đơn vị check sẽ mất phí cho CIC là 30.000Đ. Vì thế đây là dịch vụ có tính phí nên dù bạn có tự tra cứu thông tin thì vẫn phải mất khoản phí cho trung tâm.

Rất nhiều khách hàng đã bày tỏ bức xúc với nganhangviet.org vì không biết lý do mình bị nợ xấu. Do đó, chúng tôi hy vọng với những thông tin trên có thể giúp được các khách hàng kiểm tra nợ xấu cá nhân để tự bảo vệ chính mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng