Bạn có một khoản vay chưa thanh toán? Bạn lo lắng khoản vay trễ hạn của mình sẽ bị rơi vào nợ xấu? Để biết nợ xấu là gì? Phân loại các nhóm nợ ngân hàng, hãy theo dõi bài viết sau nhé!.
Nợ xấu là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng phổ biến trong ngành tài chính ngân hàng. Đó là lý do giải thích vì sao khi đi vay vốn, ngân hàng hay công ty tài chính thường hỏi bạn đã từng nợ xấu ở đâu chưa? Thời gian nợ xấu bao lâu?
Vậy, nợ xấu là gì? Có những loại nợ xấu nào? Tại sao bên cho vay lại quan tâm tới vấn đề nợ xấu đến vậy? Để giải đáp được tất cả những thắc mắc trên, các bạn hãy cùng blognganhangviet.com tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay còn được gọi là nợ khó đòi. Đây là những khoản nợ quá hạn, nghi ngờ về khả năng thanh toán cũng như khả năng thu hồi vốn. Nói cụ thể hơn, nợ xấu là khoản nợ đến hạn trả nhưng bên vay không đủ khả năng trả hoặc cố ý không trả.
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, các khoản vay sẽ được phân làm 5 nhóm dựa trên mức độ rủi ro. Nợ xấu sẽ bao gồm các khoản nợ quá hạn trả gốc, lãi trên 3 tháng trở lên, tức thuộc nhóm 3,4,5. Dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng để xếp vào nhóm nợ phù hợp.
Nếu không may bị liệt vào danh sách các nhóm nợ xấu, khách hàng sẽ gặp khó khăn, thậm chí là bị từ chối vay vốn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính. Bởi, hầu hết các đơn vị tín dụng hiện nay đều không hỗ trợ vay vốn đối với khách hàng nợ xấu.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu. Trong đó có các nguyên nhân chính sau đây:
- Không thanh toán nợ gốc, lãi đúng thời hạn cho ngân hàng/tổ chức tín dụng.
- Quên hoặc cố tình không thanh toán phí phạt do chậm thanh toán nợ thẻ tín dụng, khoản vay ngân hàng.
- Không thanh toán số tiền tối thiểu theo quy định khi dùng thẻ tín dụng.
- Mua hàng trả góp nhưng không thanh toán nợ đúng hạn.
- Chi tiêu vượt hạn mức thấu chi, tài khoản không đủ tiền để thanh toán nợ khi tới hạn.
Phân loại các nhóm nợ ngân hàng
Các ngân hàng sẽ cung cấp CIC thông tin về khoản vay của khách hàng bao gồm: Tên người vay, tổ chức vay, quá trình thanh toán…Ngay sau đó, CIC sẽ nhanh chóng tổng hợp thành cơ sở dữ liệu phản ánh về lịch sử tín dụng của khách hàng.
Căn cứ vào tình trạng tài chính, thời hạn thanh toán, lãi suất…CIC sẽ tiến hành phân loại nhóm nợ. Hiện, có 5 nhóm nợ như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
- Nợ trong hạn, có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày trở lên.
- Được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi theo hợp đồng.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
- Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày.
- Khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ lần hai.
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn
- Nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu từ 90 ngày trở lên.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần ba trở lên.
Cách đánh giá phân loại các nhóm nợ xấu
Ngay sau khi phân loại 5 nhóm nợ như trên, CIC sẽ tiến hành phân tích, đánh giá một cách đẩy đủ. Theo đó, sẽ có 2 nhóm nợ như sau:
Nhóm nợ rủi ro thấp
- Khách hàng trả đủ gốc và lãi quá hạn trong thời gian 3 tháng với nợ trung, dài hạn, 1 tháng với nợ ngắn hạn.
- Hồ sơ, tài liệu chứng minh khách hàng đã thanh toán đầy đủ khoản nợ cho ngân hàng.
- Người vay có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh khả năng trả nợ đúng thời hạn đã cơ cấu lại.
Khi rơi vào nhóm nợ này, khách hàng có thể vay vốn thế chấp tại các ngân hàng. Còn nếu vay tín chấp sẽ gặp nhiều khó khăn, bạn phải chứng minh được mình đã xóa được hết nợ xấu.
Nhóm nợ rủi ro cao
- Xảy ra biến động về môi trường, bất lợi trong việc kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, sinh lời…liên tục suy giảm hoặc theo chiều hướng giảm quá 3 lần đánh giá.
Trong trường hợp này, khách hàng sẽ bị quy vào nợ xấu, CIC và ngân hàng đánh giá rủi ro cao. Hầu hết các ngân hàng, công ty tài chính sẽ không cho bạn vay vốn.
Thông tin nợ xấu của người vay được lưu trữ ở đâu?
Hiện nay, thông tin nợ xấu của khách hàng bao gồm tên người vay, nơi vay, khoản nợ trong quá khứ, hiện tại, thời gian nợ quá hạn sẽ được lưu tại 2 trung tâm tín dụng:
- CIC: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam ( thuộc sự điều hành của Ngân hàng nhà nước).
- PCB: Trung tâm tín dụng thuộc quản lý của Công ty trung tâm tín dụng tư nhân.
Trước đây, người vay thường tra cứu thông tin khoản vay trên CIC. Giờ đây, khách hàng có thể sử dụng song song của CIC và PCB.
Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu trên CIC
Để biết mình có nằm trong nhóm nợ xấu CIC hay không, các bạn hãy tiến hành kiểm tra thông tin theo hướng dẫn sau.
- Bước 1: Do không thể tra cứu thông tin CIC trực tuyến nên khách hàng phải mang CMND trực tiếp tại địa chỉ:
Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia
Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Bước 2: Thanh toán khoản nợ với ngân hàng. Sau đó, lưu trữ các chứng từ liên quan khoản vay đã thanh toán.
- Bước 3: Kiểm tra thông tin trên CIC sau 1 tháng. Với nhóm nợ 2, thời gian lưu giữ trong 12 tháng. Còn nhóm 3,4,5 thời gian lưu trữ trên CIC là 5 năm.
Làm thế nào để không rơi vào nhóm nợ xấu?
Để không bị rơi vào tình trạng nợ xấu, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Tự đánh giá khả năng tài chính, phương án trả nợ trước khi vay vốn tại ngân hàng hay công ty tài chính.
- Khi vay vốn, bạn cần lên kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích.
- Nâng cao ý thức trong việc sử dụng vốn vay để mang lại lợi nhuận cho cá nhân/doanh nghiệp. Ban cạnh đó, luôn nghiêm túc trong vấn đề trả nợ.
- Lưu ý ngày thanh toán nợ được ghi trên hợp đồng. Tốt nhất bạn nên thanh toán nợ trước thời hạn, tránh tình trạng quá hạn.
- Nếu mất nguồn thu nhập, không đủ khả năng trả nợ, khách hàng cần chủ động liên hệ với ngân hàng để thảo luận.
Trên đây là những chia sẻ của nganhangviet.org về thắc mắc nợ xấu là gì, phân loại nhóm nợ trên CIC. Hy vọng đó sẽ là thông tin hữu ích giúp khách hàng tránh rơi vào tình trạng nợ xấu, gây ra nhiều bất lợi khi vay vốn về sau.
TÌM HIỂU THÊM: