Nợ quá hạn ngân hàng bao nhiêu và bao lâu thì bị khởi kiện?

Nợ quá hạn ngân hàng là tình trạng mà nhiều người gặp phải khi mất khả năng chi trả. Vậy, Nợ quá hạn ngân hàng bao nhiêu và bao lâu thì bị khởi kiện ra tòa?


Vay ngân hàng là giải pháp tối ưu mà nhiều người lựa chọn khi gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà người vay không thanh toán nợ đúng kỳ hạn. Điều này dẫn tới tình trạng người vay bị ngân hàng liệt vào danh sách nợ xấu. Thậm chí, ngân hàng có thể khởi kiện ra tòa đối với trường hợp nợ quá hạn trong thời gian dài và có dấu hiệu không trả nợ.

Để biết nợ quá hạn ngân hàng bao nhiêu và bao lâu thì bị khởi kiện, các bạn hãy cùng Ngân Hàng Việt tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Nợ ngân hàng là gì?

Nợ ngân hàng có nghĩa là những khoản vay bao gồm vay thế chấp, vay tín, vay trả góp…tại các ngân hàng. Những khoản vay này đều có hợp đồng rõ ràng và có chữ ký của 2 cả bên vay cũng như bên cho vay.

Nợ ngân hàng là gì?
Nợ ngân hàng là gì?

Trong hợp đồng thường ghi rõ các điều khoản, số tiền vay, thời gian vay, lãi suất, nghĩa vụ của khách hàng đối với khoản vay…Trường hợp tới hạn trả nợ gốc, lãi theo quy định mà khách hàng không trả sẽ được coi là nợ quá hạn.

Lúc này, ngân hàng sẽ áp dụng tính phí phạt trả chậm và đưa vào danh sách nợ xấu. Đối với những trường hợp trả chậm hoặc không trả có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người vay còn phải đối mặt với những rắc rối như: 

  • Điểm tín dụng bị giảm, có thể rơi vào các nhóm nợ xấu.
  • Bị khởi kiện nếu có dấu hiệu cố tình không trả hoặc nợ quá hạn trong thười gian dài.
  • Không thể vay vốn ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Theo đó, với những hợp đồng vay tiền có giá trị nhỏ thì thường ít khi kiện ra tòa. 

Ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp riêng để trừng phạt như: mất tài sản thế chấp, cưỡng chế thu hồi tài sản…Bên cạnh đó, người vay còn bị liệt vào danh sách nợ xấu, mất quyền tham gia vay vốn tại các ngân hàng khi có nhu cầu. 

Còn đối với những hợp đồng vay số tiền lớn của cá nhân, tổ chức thì sẽ phải làm hồ sơ đưa ra khởi kiện. Tùy thuộc vào điều lệ, quy mô ngân hàng để xác định như thế nào là một khoản vay lớn. Có thể là 100 triệu triệu, nhưng có đơn vị lại là 1 tỷ hoặc 10 tỷ.

Bên cạnh đó, giá trị của khoản vay còn được xác định trong điều khoản của Bộ luật hình sự. Việc người vay rơi vào tình huống bị ngân hàng kiện ra tòa thì có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ chịu hình phạt tù.

Nợ ngân hàng quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Tùy vào quy định của mỗi ngân hàng mà thời gian nợ quá hạn bao lâu sẽ bị khởi kiện sẽ không giống nhau. Song, các ngân hàng có thể đâm đơn kiện ra tòa khi cá nhân, tổ chức vay không thanh toán đủ gốc, lãi đúng thời hạn, bị liệt vào các nhóm nợ xấu.

Đặc biệt, đối với trường hợp có quá nhiều khoản tính lãi nhưng thanh toán chậm tiến độ hoặc có dấu hiệu không trả nợ thì xác suất bị ngân hàng kiện là rất cao. Theo quy định Điều 275 Bộ luật dân sự, thời gian trả nợ là 36 tháng.

Nợ ngân hàng quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
Nợ ngân hàng quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Trong vòng 36 tháng đó nếu khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có thể tạo hồ sơ. Sau đó, đưa ra tòa án để xử lý và sử dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ.  

Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đều có những giải pháp hỗ trợ giúp khách hàng hoàn thành việc trả nợ. Người vay có thể gia hạn thêm thời gian vay vốn hoặc đàm phán đấu giá tín mại tài sản trước thời điểm ngân hàng kiện ra tòa.

Do đó, trường hợp nợ quá hạn, chưa có khả năng thanh toán thì hãy liên hệ với ngân hàng để thỏa thuận, gia hạn hợp đồng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những phiền phức về pháp luật.

Ngoài ra, nếu ngân hàng đã gửi đơn kiện ra tòa buộc người vay phải trả nợ thì viện kiểm soát sẽ cùng ngân hàng kiểm kê tài sản thế chấp. Sau đó tiến hành thu hồi nợ theo đúng quy định.

Quy trình khởi kiện ra tòa của ngân hàng

Khi khách hàng nợ quá hạn trong thời gian dài hoặc có dấu hiệu không trả nợ. Ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa theo quy trình như sau:

Bước 1: Khách hàng sẽ thông báo tới khách hàng lần cuối cùng về khoản nợ phải thanh toán.

Bước 2: Xem xét hồ sơ, sau đó thu thập các giấy tờ pháp lý liên quan đến hợp đồng vay vốn.

Bước 3: Sau khi tạo xong hồ sơ, thu thập đủ giấy tờ, ngân hàng sẽ gửi hồ sơ tới tòa án.

Bước 4: Tòa án gửi lệnh triệu tập người cho vay.

Bước 5: Tòa án sẽ tiến hành xử lý và phân xử, trường hợp người vay không có mặt. Tóa án sẽ tiến hành biện pháp xử lý tài sản thế chấp.

Bước 6: Nếu khách hàng và ngân hàng thỏa thuận được, tòa án cho phép tự giải hòa. 

Bước 7: Khách hàng có trách nhiệm thanh toán toán đầy đủ số tiền gốc, lãi, phạt theo quy định. Trường hợp cố tình không trả, tòa án có thể sẽ phạt tù theo đúng quy định. 

Hướng xử lý nếu bị ngân hàng khởi kiện do nợ quá hạn

Khi rơi vào tình huống này, tốt nhất bạn nên trao đổi trực tiếp với ngân hàng. Có thể đàm phán với thái độ hợp tác, tuyệt đối không nghĩ tới việc trốn nợ. Ngay sau khi tích lũy được số tiền cần thanh toán, bạn hãy trả nợ cho ngân hàng theo quy trình sau:

Bước 1: Liên hệ trực tiếp với ngân hàng để làm thủ tục tất toán hợp đồng vay trước đó.

Bước 2: Tính toán lại số tiền phải thanh toán để đối chiếu với số liệu mà ngân hàng đưa ra.  

Bước 3: Nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người được ngân hàng ủy thác.  

Bước 4: Ký vào biên bản thanh lý hợp đồng, nếu có tài sản thế chấp thì nhận lại giấy tờ sở hữu. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc nợ quá hạn ngân hàng bao nhiêu, bao lâu thì bị khởi kiện của nhiều khách hàng. Tốt nhất bạn hãy cố gắng trả nợ đúng kỳ hạn cho ngân hàng, trường hợp mất khả năng chi trả hãy thỏa thuận xin gia hạn thời gian tránh bị lập hồ sơ đưa ra tòa.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng