Bank Statement là gì? Cách thức lấy Bank Statement thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!
Bank Statement không còn xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy Bank Statement là gì? Cách thức lấy Bank Statement thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Bank Statement là gì?
Bank Statement hay còn gọi là sao kê ngân hàng. Đây là việc khách hàng có thể xem lại tất cả các giao dịch tiền trong tại thời điểm nào đó, hay theo tuần, tháng, quý, năm…tùy vào khoảng thời gian khách hàng lựa chọn. Việc này bạn có thể xem ngay trên ứng dụng Internet Banking hoặc có thể đến chi nhánh ngân hàng đăng ký xuất ra file mềm hoặc in ra giấy.
Bank Statement cũng được một số ngân hàng tự động gửi cho khách hằng tháng để khách hàng nắm rõ các giao dịch phát sinh, từ đó có kế hoạch chi tiêu cho hợp lý hơn.
Tại sao phải cần lấy Bank Statement?
Nắm rõ việc sao kê ngân hàng là điều cần thiết, giúp bạn chủ động hơn trong thu chi, cũng như nắm được tài khoản ngân hàng của mình có bị xâm nhập để giao dịch trái phép hay không.
Nếu xem các thông tin trên Bank Statement mà thấy có những phát sinh bất thường, bạn cần liên hệ với ngân hàng ngay lập tức để ngăn chặn các hành vi xâm chiếm, hoặc các giao dịch bất thường trên tài khoản của mình.
Các thông tin có trong Bank Statement
Khi xem Bank Statement, bạn sẽ xem được các thông tin bao gồm:
- Hoạt động tài khoản: Phần này trình bày chi tiết tất cả các giao dịch được thực hiện trong kỳ sao kê, chẳng hạn như mua hàng, gửi tiền và rút tiền, theo thứ tự thời gian.
- Số dư tài khoản: Là số tiền có trong tài khoản vào ngày khóa sổ.
- Số tài khoản: Số này xác định tài khoản ngân hàng.
- Tóm tắt tài khoản: Phần này cung cấp thông tin tổng quan về tài khoản, bao gồm số dư đầu kỳ và cuối kỳ, tiền gửi, rút tiền và phí.
- Loại tài khoản: Điều này xác định loại tài khoản, chẳng hạn như séc hoặc tiết kiệm.
- Thông tin liên hệ của ngân hàng: Bao gồm địa chỉ, số điện thoại và chi tiết trang web cho bộ phận dịch vụ khách hàng của ngân hàng.
- Tín dụng: Đây là số tiền được ghi có vào tài khoản trong kỳ sao kê.
- Khoản nợ: Đây là khoản tiền được rút khỏi tài khoản trong kỳ sao kê, chẳng hạn như mua thẻ ghi nợ, séc và thanh toán hóa đơn.
- Ngày báo cáo: Ngày đánh dấu sự kết thúc của kỳ báo cáo thường nằm ở đầu tài liệu.
- Tổng phí: Đây là các khoản phí được tính vào tài khoản trong kỳ sao kê.
- Ngày giao dịch: Đây là ngày giao dịch được xử lý.
- Tên và thông tin liên hệ của bạn: Đảm bảo kiểm tra xem các chi tiết đó có chính xác không và báo cáo bất kỳ sai sót nào cho ngân hàng.
Cách xem Bank Statement
Xem Bank Statement tại các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng
Hiện nay các ngân hàng đều có hỗ trợ cho khách hàng xem các giao dịch trên Bank Statement dễ dàng. Bạn có thể đến đăng ký sao kê tại các chi nhánh ngân hàng gần nhất.
Bạn chỉ cần trình bày nhu cầu với nhân viên ngân hàng, xuất trình giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, bạn sẽ được hỗ trợ ngay lập tức.
Xem trên ứng dụng Internet Banking
Rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập Internet Banking ngân hàng, chọn mục sao kê tài khoản và thời gian bạn muốn xem. Khi đó sao kê chi tiết sẽ hiện ra, bạn có thể dễ dàng xem hoặc xuất ra theo tùy theo nhu cầu.
Lấy Bank Statement có mất phí không?
Thông thường, sao kê ngân hàng online sẽ không mất phí. Nếu khách hàng thực hiện sao kê tài khoản tại quầy sẽ bị tính phí, mức phí sẽ tính trên số trang:
Bank Statement là dịch vụ rất hữu ích, bạn nên xem thường xuyên để có thể quản lý tốt tài khoản cá nhân của mình, tránh bị tình trạng bị người khác xâm chiếm và thực hiện giao dịch trái phép nhé.
TÌM HIỂU THÊM: