10 Cách tiết kiệm tiền chi tiêu hiệu quả cho gia đình

Biết cách chi tiêu không chỉ đảm bảo cuộc sống ổn định còn có thêm một khoản tích lũy cho tương lai. Để biết cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình, hãy theo dõi bài viết sau.

Trong bối cảnh Covid 19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cá nhân và doanh nghiệp. Sự lây lan của Covid 19 đã tạo ra những bất ổn về kinh tế, tác động tới con người, mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Do đó, việc chi tiêu sao cho thật tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống là bài toán được nhiều người đặt ra.

Thấu hiểu được những khó khăn mà đang gặp phải trong việc cân đối chi tiêu dựa trên thu nhập eo hẹp. Trong bài viết này nganhangviet.org đã tổng hợp 10 cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình giúp bạn giảm tối đa áp lực về tài chính.

Lập ngân sách chi tiêu hợp lý

Dù thu nhập của bạn cao hay thấp thì việc lập ngân sách là điều vô cùng quan trọng giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả. Điều này giúp bạn chi tiêu có kế hoạch theo hạn mức đã đặt ra. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn tránh tình trạng bội chi do vay mượn người khác.

Lập ngân sách chi tiêu hợp lý
Lập ngân sách chi tiêu hợp lý

Khi lập ngân sách chi tiêu, bạn hãy chia nhỏ từng mục với số tiền cụ thể dựa trên thu nhập thực tế. Việc làm này sẽ tạo ra thói quen chi tiêu khoa học, đảm bảo tài chính ổn định, đặc biệt là những gia đình có thu nhập trung bình và thấp.

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có ngân sách chi tiêu hợp lý. Cụ thể: 

  • Quy tắc 50/30/20: 50% chi tiêu thiết yếu (ăn uống, thuê nhà, điện nước…), 30% cho chi tiêu cá nhân (xem phim, du lịch…), 20% để tiết kiệm, trả nợ…
  • Phương pháp 6 chiếc lọ: 55% chi tiêu thiết yếu, 10% cho giáo dục đào tạo, 10% cho tiết kiệm, 10% cho hưởng thụ, 10% tự do tài chính, 5% cho từ thiện.

Ví dụ, thu nhập của gia đình bạn là 10 triệu, áp dụng theo phương pháp trên, ngân sách chi tiêu sẽ như sau: 5.5 triệu cho cho chi tiêu thiết yếu, 1 triệu đồng cho tiết kiệm, 1 triệu đồng tiết kiệm, 1 triệu đồng chi tiêu cá nhân, 1 triệu đồng đầu tư, 500 nghìn từ thiện…

Tuy nhiên, tùy vào tăng hoàn cảnh của mỗi gia đình, hạn mức trên có thể thay đổi linh hoạt.

Theo dõi thu chi hàng tháng

Ngay sau khi lập ngân sách chi tiêu, các bạn hãy cố gắng chi tiêu theo đúng hạn mức mà mình đã đặt ra. Để làm được điều này, bạn cần theo dõi các khoản thu và chi hàng tháng để điều chỉnh phù hợp.

Liệt kê các khoản chi tiêu vào một cuốn sổ theo ngày hoặc tạo File Excel trên máy tính hoặc App thu chi trên điện thoại. Ghi tất cả những khoản chi tiêu, nguồn thu dù là nhỏ nhất. Cuối tháng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về cách chi tiêu của mình.

Lên danh sách trước khi mua sắm 

Đây cũng là cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình mà bạn không nên bỏ qua. Cần ghi lại tất cả những sản phẩm mà mình cần trước khi đi mua sắm. Nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn tránh chi vượt mức cho phép.

Bên cạnh đó, việc lên danh sách trước khi mua sắm còn giúp bạn dự tính được số tiền cần mang theo. Việc mang đủ số tiền cần tiêu tránh mua phải những món đồ không cần thiết, gây lãng phí.

Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức

Nếu chi phí ăn uống của bạn đang vượt quá thu nhập thì cần điều chỉnh lại. Có nhiều lý do dẫn đến ngân sách sụt giảm như: Bỏ đi lượng thức ăn dư thừa đáng kể, tiệc tùng, liên hoan, thường xuyên ăn ngoài…

Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức
Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức

Để giảm thiểu chi phí ăn uống, đảm bảo không ảnh hưởng đến những hoạt động khác. Các bạn hãy tập những thói quen sau: 

  • Tích trữ sẵn một số đồ ăn khô trong nhà (mì tôm, xúc xích…).
  • Có kế hoạch, lịch trình cụ thể cho các bữa ăn của gia đình.
  • Tới chợ đầu mối mua đồ ăn và tích trữ cho cả tuần.
  • Thống kê các khoản chi tiêu hàng tháng để cân đối lại.
  • Dành thời gian nấu ăn tại nhà thay vì ra nhà hàng.
  • Ngay sau khi lĩnh lương, hãy tiết kiệm và thanh toán các khoản phí bắt buộc.

Không bị “mê hoặc” bởi các chương trình khuyến mãi

Với bất cứ ai, những chương trình khuyến mại (mua 1 tặng 1, giảm 50%, quà tặng…) luôn có sức hút đặc biệt. Thế nhưng, đừng vì thế rẻ mà mua bừa mua bãi, sau đó không sử dụng đến hoặc mua những món đồ không cần thiết.

Một trong những cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình đó là có kế hoạch mua sắm khoa học. Cần suy nghĩ xem món đồ ấy có hợp với mình không, nó có tác dụng gì…Nếu món đồ ấy có rẻ đến đâu nhưng bạn không sử dụng thì nó vẫn là một sự lãng phí.

Sử dụng điện, nước tiết kiệm

Tiết kiệm điện nước cũng là cách giúp bạn giảm được một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng. Hãy tắt đèn khi không sử dụng, bật điều hòa trên 24h độ, dùng thiết bị tiết kiệm điện…Với nước, bạn không nên để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra đường ống để tránh rò rỉ,…

Tất cả những thói quen trên, cần được các thành viên trong gia đình tuân thủ. Chắc chắn nếu duy trì được những thói quen này sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt.

Tự tay làm mọi thay vì thuê mướn

Hãy cố gắng dành thời gian để làm việc thay vì bỏ tiền ra để thuê người làm. Các thành viên trong gia đình nên cùng nhau làm việc, san sẻ gánh nặng cho nhau.

Nếu có thể, hãy học cách tự sửa chữa một số thiết bị điện trong nhà. Đây cũng là cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình khá hiệu quả đấy!

Hạn chế vay mượn và sử dụng thẻ tín dụng

Việc nợ tiền một ai đó không chỉ khiến bạn bị áp lực mà còn ảnh hưởng tới các mục tiêu tài chính. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa việc vay mượn bạn bè, người thân nếu không thực sự cần thiết.

Hạn chế vay mượn và sử dụng thẻ tín dụng
Hạn chế vay mượn và sử dụng thẻ tín dụng

Trong trường hợp bạn có một khoản nợ, bạn cần lên kế hoạch trả nợ chi tiết. Thanh toán những khoản nợ có lãi suất vay cao trước để giảm lãi suất.

Ngoài ra, việc mua sắm bằng thẻ tín dụng cũng khiến bạn chi tiêu nhiều hơn 12% so với sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, dùng thẻ tín dụng còn khiến bạn phải chịu phí lãi suất, phí phạt nếu thanh toán không đúng thời hạn.

Thanh lý những món đồ không dùng tới

Bạn có thể kiểm tra, thu dọn đồ đạc trong nhà như quần áo, giày dép, đồ điện cũ… Sau đó, lựa chọn ra những món đồ ít dùng hoặc không dùng tới để bán thanh lý. 

Điều này không chỉ giúp ngôi nhà trở nên gọn gàng mà còn có thể thu được về một khoản tiền. Hơn nữa, đây còn là cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, tránh lãng phí, bảo vệ môi trường.

Tìm cách gia tăng nguồn thu

Trường hợp không thể tiêu ít đi được bạn hãy tìm cách tạo thêm thu nhập. Bên cạnh công việc hành chính, các bạn hãy tìm công việc làm thêm để gia tăng thu nhập. 

Một số công việc linh hoạt thời gian, có thể làm thêm ngoài giờ có thể kể đến như: Gia sư, bán hàng online, lái taxi… Thông qua những công việc này, bạn sẽ có thêm một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng nếu làm việc hiệu quả

Trên đây là 10 cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp bạn tối ưu hóa cách chi tiêu để đảm bảo chất lượng cuộc sống và tích lũy cho tương lai.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcHướng dẫn cách sao kê tài khoản ngân hàng Sacombank năm 2024
Bài tiếp theoHướng dẫn vay tín chấp theo lương dễ dàng dành cho Giáo viên