Trái phiếu ngân hàng là gì? Có nên đầu tư trái phiếu ngân hàng hay không? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Trái phiếu ngân hàng là kênh đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hiện nay bởi tính an toàn cao, ít rủi ro và lãi suất ổn định.
Vậy trái phiếu ngân hàng là gì? Có nên đầu tư trái phiếu ngân hàng hay không? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Trái phiếu ngân hàng là gì?
Trái phiếu là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền xác định trong khoảng thời gian cụ thể; và phải hoàn trả khoản vay ban đầu khi đáo hạn.
Bản chất của việc phát hành trái phiếu là đi vay một khoản vay có kỳ hạn. Trong đó, người mua trái phiếu cho bên phát hành trái phiếu vay.
Trái phiếu ngân hàng là hình thức các ngân hàng huy động vốn trong thời gian ngắn, thông qua trái phiếu với mức lãi suất được xác định trước. Có thể hiểu việc mua trái phiếu tương tự gửi tiền gửi tiết kiệm dài hạn nhưng lãi suất cao hơn.
Khi họ cần một khoản vốn đầu tư nào đó; ngân hàng sẽ tiến hành phát hành trái phiếu ra thị trường. Những ai sở hữu trái phiếu của ngân hàng sẽ nhận được lãi từ ngân hàng theo mức lãi quy định ban đầu khi phát hành.
Theo những chuyên gia tài chính, hình thức này được các nhà đầu tư mới hoặc không thích sự mạo hiểm ưa chuộng hơn so với các loại chứng khoán khác do tính ổn định và ít rủi ro.
Lợi ích và rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng
Lợi ích
- Giá phát hành không cao, phù hợp với nhiều đối tượng.
- Ngân hàng là một trong những tổ chức tín dụng uy tín và được giám sát bởi Chính phủ nên khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng nên việc đầu tư sẽ an toàn hơn.
- Nhà đầu tư được nhận lãi suất cố định tùy theo điều kiện thỏa thuận lúc mua.
- Phần lớn, trái phiếu ngân hàng được phát hành với giá không quá cao nên nó sẽ phù hợp với nhiều đối tượng đầu tư.
Rủi ro
Nguy cơ ngân hàng phá sản
Tuy khả năng ngân hàng phá sản là không lớn, nhưng hiện nay trên thị trường có quá nhiều ngân hàng đang cạnh tranh với nhau. Do đó, những ngân hàng kinh doanh không hiệu quả sẽ bị đào thải khỏi thị trường, vậy nên bạn vẫn phải cẩn thận trước nguy cơ này nhé.
Lãi suất thấp
Lợi nhuận của trái phiếu ngân hàng sẽ dựa trên lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng đó. Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng có thể sẽ giảm tùy theo tình hình kinh tế xã hội. Khi đó, lợi nhuận từ trái phiếu bạn thu về cũng giảm. Chính vì vậy mà xem xét lãi suất ngân hàng trước khi mua trái phiếu là điều không thể bỏ qua.
Rủi ro đến từ trái phiếu doanh nghiệp
Việc nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu doanh nghiệp khác cũng chứa đựng nhiều rủi ro khó đoán, có thể kể đến đó là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán khi đáo hạn. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư rơi vào tình huống mất trắng đáng tiếc.
Điểm danh các ngân hàng đang phát hành trái phiếu
Ngân hàng là nhóm tổ chức phát hành trái phiếu lớn thứ hai trên thị trường chỉ sau nhóm bất động sản, với tổng giá trị phát hành lên tới hơn 50 nghìn tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023.
Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn. Có thể kể đến một số cái tên phổ biến như:
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Techcombank là một trong số ngân hàng phát hành trái phiếu nổi bật trên thị trường hiện nay.
Lợi ích khi mua trái phiếu Techcombank là sản phẩm an toàn, rủi ro thấp và linh hoạt. Lãi suất khi mua trái phiếu Techcombank khá cao, trên 7,1% / năm, có thể linh hoạt trong 1 năm và bán lại hoặc gia hạn thêm 1 năm nếu có nhu cầu. Hiện nay TechcomBank quy định số tiền tối thiểu để đầu tư là 100 triệu đồng với kỳ hạn đầu tư từ 6 tháng trở lên.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng Vietcombank là lựa chọn không thể bỏ qua của các nhà đầu tư trái phiếu với những ưu điểm như: Hạn mức đầu từ hợp lý chỉ từ 100 triệu VND. lãi suất trái phiếu hấp dẫn và thả nổi nhằm giảm thiểu nguy cơ lạm phát. Trái tức được thanh toán hằng năm cho nhà đầu tư sẽ có hơn 1% so với lãi suất gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó, thời gian sở hữu trái phiếu linh hoạt, có thể rút ngắn còn 5 năm so với thời hạn 10 năm như thông thường.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Năm 2020, BIDV tiếp tục là đơn vị phát hành nhiều nhất với 15,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm.
Nếu tính theo kỳ hạn thực hiện quyền mua, số trái phiếu BIDV phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 có kỳ hạn bình quân chỉ là 2,34 năm. Lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 7,45%/năm – cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm gần 2% và các kỳ sau cũng cộng thêm biên độ từ 0,6-1,2% / năm.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank)
Trái phiếu mới phát hành của Vietinbank cũng có lợi suất hấp dẫn với trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm. Đặc biệt, lãi suất trái phiếu VietinBank được điều chỉnh định kỳ 6,3% / năm đối với khách hàng doanh nghiệp và 4,5 – 5,2% đối với kỳ hạn từ 3 – 6 tháng.
Có nên đầu tư trái phiếu ngân hàng không?
Có thể thấy, đầu tư trái phiếu ngân hàng là hình thức đầu tư an toàn nhưng lợi nhuận không cao. Nếu bạn là người không ưa mạo hiểm, thích sự ổn định thì đây là hình thức đầu tư phù hợp.
Với những thông tin trên đây, hy vọng các nhà đầu tư đã hiểu hơn về đầu tư trái phiếu ngân hàng cũng như rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình.
TÌM HIỂU THÊM: