Thanh toán TT là phương thức được sử dụng phổ biến trong các hoạt động mua bán. Vậy, thanh toán TT là gì? Quy trình thanh toán TT được thực hiện như thế nào?
Trong các giao dịch quốc tế, việc thanh toán giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Theo đó, người bán nhanh chóng nhận đủ tiền còn người mua sẽ có đủ số lượng hàng hóa mình cần. Khi hai bên có thời gian làm việc lâu dài, tin tưởng nhau, họ thường sử dụng phương thức thanh toán TT cho các khoản tiền nhau.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết thanh toán TT là gì, quy trình thực hiện ra sao thì hãy cùng blognganhangviet.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính [ẩn]
Thanh toán TT là gì?
Thanh toán TT hay còn gọi là chuyển tiền bằng điện, tên tiếng Anh là Telegraphic Transfer. Đây là phương thức thanh toán quốc tế mà ở đó người mua hàng sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho bên bán thông qua phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex).
Phương thức chuyển tiền bằng điện có tốc độ nhanh nhưng chi phí cao. Ngân hàng sẽ thực hiện dựa trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền. Các hình thức thanh toán bằng điện chuyển TT bao gồm:
- TT in advance ( chuyển tiền trả trước): Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu trước khi nhận hàng.
- TT at sight ( chuyển tiền trả ngay): Chuyển tiền ngay sau khi nhà xuất khẩu giao hàng.
- TT at X days ( chuyển tiền trả sau): Nhận hàng trước, trả tiền sau cho bên xuất khẩu.
Các bên cùng tham gia vào phương thức thanh toán TT
Trong thanh toán xuất – nhập khẩu sẽ bao gồm các bên tham gia phương thức chuyển tiền điện TT bao gồm:
- Người chuyển tiền (remitter) là bên mua hàng, sẽ phải chuyển tiền cho bên bán.
- Người thụ hưởng (Beneficiary) là bên bán hàng, người được nhận tiền thanh toán.
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của bên mua
- Ngân hàng đại lý (agent bank) có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, phục vụ cho người hưởng thụ.
Vai trò của ngân hàng trong thanh toán TT
Ngân hàng là nơi thực hiện lệnh chuyển tiền của bên mua cho bên bán. Trong phương thức thanh toán điện chuyển tiền TT, ngân hàng đóng vai trò như sau:
- Là bên nhận tiền của bên mua và thực hiện lệnh chuyển tiền cho bên bán.
- Không cầm bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
- Không có trách nhiệm theo dõi, giám sát hay đốc thúc quá trình thanh toán.
- Phí giao dịch thu được là mức tối thiểu so với các phương thức khác.
- Quy trình chuyển tiền đơn giản, phí thấp.
Ưu, nhược điểm khi sử dụng phương thức thanh toán TT
Bất cứ phương thức thanh toán nào cũng mang trong mình những ưu, nhược điểm. Và phương thức chuyển tiền điện TT cũng vậy.
Ưu điểm:
- Với khách hàng, thủ tục nhanh chóng, không yêu cầu chứng từ rườm rà, thời gian chuyển ngắn.
- Với ngân hàng, là người trung gian thực hiện lệnh thanh toán để thu phí, tuy nhiên không có trách nhiệm về số tiền cũng như thời gian thanh toán.
Nhược điểm:
- Thanh toán TT tiềm ẩn nhiều rủi ro, không đảm bảo quyền lợi bình đẳng.
- Thực hiện bằng điện khá nhanh, vì thế nếu phát hiện nhầm lãn cũng khó để điều chỉnh.
Thủ tục, giấy tờ cần chuẩn khi khi thanh toán TT
Khách hàng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ dưới đây.
Trường hợp chuyển tiền trả trước
- Hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực.
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ ( có hoặc không).
- Lệnh chuyển tiền.
Trường hợp chuyển tiền trả sau
- Hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (có hoặc không).
- Tờ khai hải quan.
- Hóa đơn thương mại.
- Lệnh chuyển tiền.
- Vận đơn.
Lưu ý: Người chuyển tiền cần viết đơn tới ngân hàng TM có thanh toán quốc tế, cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: Tên, địa chỉ, số tài khoản của người hưởng, số ngoại tệ xin chuyển, lý do chuyển tiền….
Quy trình thanh toán chuyển tiền TT
Nhìn chung, quy trình thanh toán TT khá đơn giản. Các bạn chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn sau:
- Bước 1: Người bán giao hàng/dịch vụ và chứng từ cho người mua.
- Bước 2: Người mua viết lệnh chuyển tiền, gửi hồ sơ đến ngân hàng để yêu cầu chuyển tiền cho người bán.
- Bước 3: Kiểm tra thông tin trên hồ sơ, nếu hợp lệ, đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền để trả cho người hưởng thụ và gửi giấy báo nợ.
- Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển trả tiền cho người hưởng thụ.
Cách phân biệt TT và TTR
TTR là cụm từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reibursement, phương thức áp dụng trong thanh toán L/C. Nếu L/C cho phép TTR, bên xuất khẩu xuất trình chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thì sẽ thanh toán ngay.
Còn nếu L/C không cho phép TTR thì bên xuất khẩu sẽ phải đợi chứng từ, đợi thêm 7 ngày làm việc mới biết có được thanh toán không.
Việc nhầm lẫn giữa TT và TTR có thể là do nhiều người hiểu TTR là viết tắt của từ Telegraphic Transfer Reibursement ( phương thức điện chuyển tiền). Trong trường hợp này, TTR được hiểu như TT.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc thanh toán TT là gì của nhiều người. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ hiểu thêm về phương thức thanh toán TT để thực hiện một cách thành thạo khi cần.
TÌM HIỂU THÊM: