Fintech là một thuật ngữ quen thuộc với nhiều người trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Vậy, Fintech là gì? Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, các bạn hãy theo dõi bài viết sau.
Có thể nói rằng, Fintech là một chủ đề nổi bật được nhiều người nhắc đến trong thời gian gần đây. Đặc biệt, đối với dân IT, Fintech thường xuyên xuất hiện trong các câu chuyện tán gẫu hàng ngày. Cũng bởi, Fintech là một sản phẩm nổi bật, có sức ảnh hưởng to lớn tới đời sống xã hội khi có sự kết hợp ăn ý giữa tài chính và công nghệ.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ Fintech là gì thì hãy cùng blognganhangviet.com tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Nội dung chính
Giới thiệu đôi nét về Fintech
Fintech là gì?
Fintech là một khái niệm hay một thuật ngữ ra đời từ sự kết hợp của 2 từ chuyên ngành trong tiếng Anh là Finance = Tài chính + Technology = Công nghệ. Do đó, Fintech được hiểu và dịch nghĩa là Công nghệ tài chính.
Thuật ngữ Fintech được xuất hiện từ năm 2008, thế nhưng mãi đến khi công nghệ 4.0 bùng nổ thì nó mới được quan tâm. Fintech làm thay đổi cơ cấu hoạt động của các lĩnh vực ngân hàng, tài chính và tiền tệ.
Hay được hiểu cụ thể, công nghệ tài chính Fintech chính là các sản phẩm, ứng dụng, quy trình…mới của công nghệ được áp dụng vào thị trường tài chính nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả tăng trưởng.
Hệ sinh thái Fintech là gì?
Hệ sinh thái Fintech hay còn gọi là môi trường để cho Fintech phát triển. Tại Việt Nam, hệ sinh thái tồn tại dựa vào 3 yếu tố đó là: Khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cận môi trường.
Hệ sinh thái Fintech hiện đang ở mặt ở một số mảng sau:
- Tài chính cá nhân.
- Trung gian thanh toán.
- Công nghệ bảo hiểm.
- Cho vay ngân hàng.
- Gọi vốn cộng đồng.
- Ngân hàng số.
- Điểm tín dụng.
Đặc điểm của Fintech
Dưới đây là một số đặc điểm về Fintech mà các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
- Fintech trong ngân hàng là hỗ trợ các dịch vụ chuyển và thanh toán tiền.
- Fintech trong lĩnh vực tài chính là nền tảng kết nối người cho vay và đi vay mà không cần gặp trực tiếp. Mọi hoạt động tiếp cận, đăng ký…được hỗ trợ qua công ty cho vay sử dụng Fintech.
- Fintech hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, có thể nhận diện, thống kê và thiết lập các nhu cầu…qua hệ thống thuật toán.
- Fitech là bước khởi đầu của công nghệ 4.0, có khả năng làm thay đổi thói quen của người người vay từ truyền thông sang hình thức Online.
- Fintech còn thay đổi nguồn nhân lực tài chính trong tương lai, 1 người có thể hỗ trợ nhiều khách hàng trong một lần.
Các nhóm đối tượng của Fintech
Một thị trường tài chính truyền thống đúng nghĩa sẽ gồm 2 đối tượng. Đó là:
- Các định chế tài chính ( ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán, công ty tài chính,…).
- Khách hàng.
Trong đó, sẽ có 3 bên mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau như sau:
Các công ty Fintech
Hoạt động trong lĩnh vực thông tin dưới hình thức độc lập, cung cấp các sản phẩm tài chính. Khách hàng của Fintech có thể là định chế tài chính hoặc cũng có thể là người sử dụng cuối cùng.
Các định chế tài chính
Do nhận thấy cơ hội, tầm quan trọng của công nghệ nên các định chế ngày càng hợp tác khăng khít, sâu rộng với Công ty Fintech. Mặt khác, bản thân các định chế cũng chủ động nắm giữ công nghệ, chiếm lĩnh thị trường hoặc đầu tư trực tiếp vào các công ty Fintech.
Khách hàng
Là những người sử dụng dịch vụ tài chính nói chung. Khách hàng sẽ là người hưởng nhiều quyền lợi nhất do công nghệ phát triển cũng như sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính.
Các sản phẩm chính của Fintech
Dựa theo đối tượng sử dụng mà các sản phẩm trong lĩnh vực Fintech sẽ bao gồm:
Đồng tiền điện tử Bitcoin
Đồng tiền điện tử hay gọi là Bitcoin là sản phẩm nổi bật, đạt được nhiều thành tựu trong ngành tài chính Fintech. Đây là một loại tiền điện tử hay tiền kỹ thuật được trao đổi trực tiếp giữa nhiều nước khác nhau bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần phải qua bất cứ đơn vị tài chính nào.
Ví điện tử
Ví điện tử là một hình thức của một tài khoản điện tử, khách hàng có thể thanh toán hóa đơn, dịch vụ thông qua Internet. Nó giống một chiếc ví đựng tiền, được mã hóa trên app điện thoại, người dùng có thể chuyển tiền cho bất cứ ai qua tài khoản của mình. Tại Việt Nam, một số ví điện tử nổi tiếng có thể kể đến như: Momo, Payoo, ViettelPay, ZaloPay….
Cho vay vốn
Tiên phong cho Fintech trong lĩnh vực vay vốn chính là Lending Club. Đây là một câu lạc bộ cho vay tại Mỹ, người vay có thể dễ dàng nhận được khoản vay mà không cần tới trực tiếp. Thông qua App vay tiền Online hoặc Website, người vay và bên cho vay có thể dễ dàng thỏa thuận các điều khoản liên quan đến khoản vay.
Hỗ trợ các giao dịch chứng khoán
Nhờ công nghệ Fintech, các nhà đầu tư có thể tham gia mua bán cổ phiếu chỉ với chiếc điện thoại hay máy tính kết nối mạng. Bạn có thể mua bán chứng khoán trực tiếp mà không cần phải qua môi giới.
So sánh dịch vụ Gobear
Gobear- nền tảng so sánh các dịch vụ tài chính ở châu Á lớn nhất mang lại độ chính xác cao. Thông qua công cụ này, người đầu tư hay vay tài chính có thể tìm thấy những thông tin minh bạch một cách dễ dàng.
Chuyển tiền Online
Từ khi có Fintech việc chuyển tiền đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Người dùng có thể ngồi nhà, đăng nhập ứng dụng để chuyển tiền cho bất cứ ai, bất cứ khi nào. Các ứng dụng tại các ngân hàng hiện nay đó là Internet Banking, Mobile Banking hoặc Bankplus.
Ví dụ: Ứng dụng Mobile Banking là App do ngân hàng quản lý và hợp tác với Fintech để phát triển. Người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần tới ngân hàng.
Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Fintech
Lợi ích từ công nghệ Fintech 4.0
- Sự kết hợp giữa công nghệ 4.0 và Fintech đã mang đến nhiều lợi ích trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi, bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.
- Rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất mà vẫn tiếp cận và phục vụ được nhiều khách hàng.
- Mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bởi, Việt Nam có dân số trẻ, hầu hết đều sử dụng các thiết bị thông minh.
- Chưa bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị quản lý sau vào mảng công nghệ tài chính.
trung nhiều nhất vào các dự án khởi nghiệp từ công nghệ thông tin, đặc biệt là Fintech.
Vì sao công nghệ Fintech hoạt động mạnh mẽ?
Như đã nói ở trên, Fintech có khả năng tác động mạnh mẽ tới các ngành tài chính ngân hàng. Do đó, Fintech đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng của các công ty tài chính.
Bên cạnh đó, có khá nhiều Công ty tài chính lớn đã thử nghiệm đồng tiền ảo vào việc thanh toán toán Online để thay thế phương thức truyền thống như Bitcoin, Ethereum, Ripple…
Một số rủi ro tiềm ẩn trong Fintech
Mặc dù mang đến khá nhiều lợi ích cho các công ty cũng như khách hàng. Thế nhưng, đâu đó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro trong Fintech.
- Nguy cơ bị rò rỉ hoặc lấy cắp thông tin do hoạt động chính là hoạt động trên nền tảng Internet.
- Công ty Fintech khi thành lập sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trên thị trường.
- Ảnh hưởng tới các đơn vị hoạt động truyền thống, có thể đứng trước bờ vực phá sản.
- Đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp còn hạn chế, chưa phát huy được hết hiệu quả.
- Thị trường vay vốn gây hỗn loạn về lãi suất, nợ xấu tăng nhiều khi các Công ty Fintech đang chiếm nhiều ưu thế.
- Thị trường vay vốn cạnh tranh tăng nhanh bất chấp pháp luật, gây ra nhiều bất lợi cả cho người vay và người cho vay.
Thông tin Fintech lừa đảo
Trong bất cứ vấn đề nào cũng đều mặt tối và mặt sáng. Do đó, Fintech cũng không tránh được những thông tin tiêu cực, lừa đảo. Mặt xấu của Fintech trong ngân hàng hiện nay:
- Rủi ro trong vay vốn, vì Fintech tài chính và ngân hàng hướng đến phân khúc khách hàng nhiều rủi ro. Những khoản vay vốn chưa có bảo hiểm tiền gửi và thiếu minh bạch.
- Người sử dụng dịch vụ của Fintech có thể phải với những rủi ro về lãi suất và chi phí không minh bạch.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Modern Tech đã lừa đảo hơn 15 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Công ty này gắn mác Singapore, Ấn độ để huy động vốn, thế nhưng thực ra là phát hành đồng tiền số thay chứ không phải cổ phiếu theo hợp đồng.
Các công ty Fintech tại Việt Nam
Hầu hết các startup ứng dụng Fintech tại Việt Nam đều có vốn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê năm 2019, Việt Nam có khoảng:
- 155 công ty hoạt động có ứng dụng lĩnh vực Fintech.
- 37 công ty hoạt động mảng thanh toán.
- 22 công ty hoạt động lĩnh vực BLockchain, Crypto & Remittance.
- Hơn 25 công ty lĩnh vực cho vay nhanh.
Một số công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán có thể kể đến như:
- Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến – Momo.
- Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam – Vnpay.
- Công ty cổ phần và công nghệ dịch vụ Moca.
- Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt – Payoo.
- Công ty cổ phần Zion – Zalopay.…
Một số công ty Fintech trong ứng dụng vay như Doctor Đồng, Cashwagon, Vamo, Robocash
Lenbox, LendTop, Tamo…
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc Fintech là gì của nhiều người. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ tài chính để có thể nắm bắt các vấn đề theo xu hướng, nhu cầu của xã hội.