Bảo lãnh ngân hàng là một khái niệm đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Vậy, bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào?
Trong giao dịch thương mại có hai chủ thể chính là bên bán và bên mua. Cả hai đều muốn đảm bảo quyền lợi của mình đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Lúc này, các dịch vụ bảo lãnh ra đời nhằm thay thế bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ với bên còn lại.
Nếu bạn đang chưa thực sự hiểu bảo lãnh ngân hàng là gì, quy trình bảo lãnh ngân hàng ra sao thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Theo Luật tổ chức tín dụng năm 2010, bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một hình thức cấp tín dụng. Theo đó, đây là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh).
Điều này được áp dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải có trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?
Chứng thư bảo lãnh được biết đến là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, ngân hàng sẽ thực hiện thay cho đơn vị kinh doanh đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (Bên bán hàng).
Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
Để hiểu rõ hơn về bảo lãnh ngân hàng, các bạn có thể tìm hiểu thêm về đặc điểm của nó. Cụ thể:
- Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch hay hành vi thương mại đặc thù.
- Hoạt động bảo lãnh ngân hàng thường là tổ chức tín dụng thực hiện.
- Tổ chức tín dụng không chỉ là người bảo lãnh mà còn là một nhà kinh doanh ngân hàng.
- Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng sẽ có 2 hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh.
- Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.
- Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ, tất cả các nghĩa vụ của người bảo lãnh phải thiết lập bằng văn bản.
- Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện (hay còn gọi là bảo lãnh độc lập).
Các loại bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng được phân chia ra nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Các loại bảo lãnh ngân hàng |
|
Phân loại theo phương thức phát hành |
|
Phân loại theo hình thức sử dụng |
|
Phân loại theo mục đích sử dụng |
|
Các loại bảo lãnh khác |
|
Đối tượng tham gia bảo lãnh ngân hàng
- Bên bảo lãnh: Ngân hàng
- Bên được bảo lãnh: Là khách hàng của ngân hàng, có nghĩa vụ thực hiện chi trả các khoản nợ theo cam kết ghi trong hợp đồng.
- Bên nhận bảo lãnh: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng, là đối tác của khách hàng.
Lợi ích của việc bảo lãnh
- Giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vay vốn.
- Khách hàng không cần phải thanh toán ngay cho bên đối tác vì đã có bảo lãnh của ngân hàng. Nhờ vào điều này mà gia tăng thêm cơ hội trì hoãn thanh toán, tăng tài sản lưu thông hiện có.
Quy trình bảo lãnh ngân hàng
Quy trình làm bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu…Bên đối tác yêu cầu khách hàng phải có bảo lãnh Ngân hàng.
Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.
Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:
- Giấy đề nghị bảo lãnh.
- Hồ sơ pháp lý bao gồm các loại giấy tờ chứng minh nhân thân.
- Hồ sơ mục đích.
- Hồ sơ tài chính kinh doanh.
- Hồ sơ TSBĐ.
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung như tính hợp pháp, tính khả thi của dự án bảo lãnh, hình thức đảm bảo, năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng…
Nếu đồng ý bảo lãnh, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký Hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh. Trong hợp đồng sẽ thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng như số tiền và thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh, quy định về TSĐB…
Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.
Trong thư bảo lãnh sẽ quy định rõ các nội dung trong hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa NH và KH (bên được Bảo lãnh) Thư bảo lãnh là văn bản mà NH chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)
Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.
Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí).
Trường hợp bên được ngân hàng bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ được bảo lãnh thì ngân hàng sẽ đứng ra trả thay và tự động hạch toán vay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh.
Đối với những trường hợp cần thiết, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…
Phí bảo lãnh ngân hàng
Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh sẽ phải trả cho ngân hàng do được hưởng dịch vụ này. Theo đó, khoản phí dùng để bù đắp những chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra có tính đến những rủi ro có thể phải gánh chịu.
Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh
Trong đó:
- Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện cam kết trong hợp đồng.
- Tỷ lệ phí (%): Quy định theo từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
- Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.
Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì, quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào rồi phải không? Hy vọng nội dung bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
TÌM HIỂU THÊM: