Công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân là làm gì?

Chuyên viên khách hàng cá nhân là một vị trí đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy, công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân là làm gì?


Có thể nói rằng, ngân hàng là một môi trường làm việc tốt, chế độ đãi ngộ cao nên được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tại đây có nhiều vị trị cần tuyển cũng như cơ hội thăng tiến được mở rộng. Trong đó, chuyên viên khách hàng là vị trí quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào cũng đều tuyển dụng. Sự có mặt của chuyển viên khách hàng cá nhân sẽ tạo ra mối quan hệ khăng khít với khách hàng.

Nếu bạn đang không biết công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân là làm gì, cơ hội và thách thức như thế nào thì hãy cùng blognganhangviet.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khách hàng cá nhân là gì?

Khách hàng chính là tập hợ những cá nhân, tổ chức, nhóm người…mà doanh nghiệp đang nỗ lực Marketing hướng tới. Đó là những đối tượng khách hàng có điều kiện ra quyết định, thừa hưởng đặc tính phù hợp với sản phẩm, chất lượng của doanh nghiệp.

Khách hàng cá nhân là gì?
Khách hàng cá nhân là gì?

Đối tượng khách hàng bên ngoài gồm có:

  • Khách hàng cá nhân.
  • Doanh nghiệp hoặc người làm kinh doanh.
  • NGOs, cơ quan nhà nước, tổ chức thiện nguyện.
  • Một số bên có quyền lợi liên quan.

Chuyên viên khách hàng cá nhân là gì?

Chuyên viên khách hàng cá nhân là những người trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với khách hàng để tư vấn, bán sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Bên cạnh đó, chuyên viên khách hàng cá nhân còn là người tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khách hàng trước khi gửi lên bộ phân có liên quan. 

Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ chính là người đại diện cho ngân hàng trao đổi, tiếp xúc, tư vấn với khách hàng nên yêu cầu khi tuyển dụng thường khá khắt khe.

Công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân là làm gì?

Chuyên viên khách hàng cá nhân đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau vì công việc khá đa dạng. Cụ hể, những công việc mà vị trí này phải làm bao gồm:

  • Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ ngân hàng cung cấp.
  • Tiếp xúc, tư vấn sản phẩm/dịch vụ với khách hàng dựa trên nhu cầu sử dụng cũng như khả năng tài chính.
  • Thẩm định khách hàng dựa trên tiêu chuẩn như uy tín, khả năng tài chính, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo…
  • Làm báo cáo thẩm định và trình lên các cấp có thẩm quyền xét duyệt hoặc từ chối cho vay.
  • Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và những văn bản liên quan…
  • Theo dõi và lập hồ sơ theo quy định của ngân hàng.
  • Kiểm tra và theo dõi việc trả nợ theo hợp đồng vay vốn của khách hàng.
  • Thực hiện chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện, thúc giục khách hàng trả nợ.

Các sản phẩm chuyên viên khách hàng cá nhân bán 

Như đã nói ở trên, chuyên viên khách hàng cá nhân là những người trực tiếp tư vấn, bán hàng cho khách hàng. Vì thế, ở vị trí này, bạn sẽ phải bán tất cả những sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Cụ thể:

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm

  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn.
  • Gửi tiết kiệm thời gian gửi từ 1 tuần đến 60 tháng.
  • Gửi tiết kiệm trả lãi trước, sau hoặc định kỳ hàng tháng.
  • Gửi tiết kiệm trùy thống, rút gốc linh hoạt, hưu trí, cho con, trực tuyến…

Sản phẩm cho vay

  • Cho vay thế chấp, vay tín chấp.
  • Vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
  • Cho vay tiêu dùng, vay kinh doanh.
  • Vay thấu chi, vay theo thẻ tín dụng, cầm cố sổ tiết kiệm…

Sản phẩm thẻ

  • Thẻ ghi nợ (Thẻ Debit).
  • Thẻ trả trước (Thẻ Prepaid).
  • Thẻ tín dụng (Thẻ Credit).
  • Các dịch vụ khác: chuyển tiền, bảo hiểm, kiều hối, dịch vụ Ngân hàng điện tử,…

Ứng tuyển chuyên viên khách hàng cá nhân cần kỹ năng nào?

Đối với vị trí này, bạn không chỉ cần có bằng cấp chuyên môn giỏi mà còn phải đáp ứng những yếu tố sau:

Ứng tuyển chuyên viên khách hàng cá nhân cần kỹ năng nào?
Ứng tuyển chuyên viên khách hàng cá nhân cần kỹ năng nào?
  • Mọi chuyên viên khách hàng cá nhân phải có trái tim tốt bụng, làm việc bằng sự trung thực của mình. Bởi, mọi hành vi dối trá đều phải gánh chịu hậu quả nặng nề cho chính bản thân cũng như ngân hàng.
  • Nhanh nhẹn, linh hoạt trong mọi tình huống để nắm bắt cơ hội. Đây là những kỹ năng cần có ở một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân để tìm kiếm được khách hàng tiềm năng và hướng họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • Có kiến thức chuyên môn về tín dụng, kiến thức tổng hợp để xử lý các vấn đề nhằm mang đến kết quả tốt nhất. Ngoài ra, kỹ năng tin học văn phòng là yêu cầu không thể thiếu với một chuyên viên khách hàng.
  • Bên cạnh đó, vị trí này cần phải có kỹ năng phân tích nhanh, quyết đoán và hiệu quả trong công việc.

Cơ hội của chuyên viên khách hàng cá nhân

Ngân hàng là một môi trường làm việc năng động, chế độ đãi ngộ cao. Vì thế, khi trở thành một chuyên viên khách hàng cá nhân, bạn sẽ có nhiều cơ hội như:

  • Môi trường làm việc tốt, bạn sẽ được trang bị đầy đủ vật dụng và thiết bị cần dùng cho công việc.
  • Đồng nghiệp trẻ trung, năng động, hòa đồng nên bạn sẽ có những giây phút thực sự thoải mái.
  • Tiếp xúc với nhiều khách hàng, cải thiện khả năng giao tiếp, đồng thời mở rộng mối quan hệ của mình.
  • Chế độ đãi ngộ, lương thưởng hấp dẫn nếu bạn hoàn thành tốt chỉ tiêu.
  • Cơ hội thăng tiến mở rộng nếu bạn hoàn thành tốt chỉ tiêu trong nhiều tháng liền.

Những áp lực trong công việc phải đối mặt

Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn, vị trí ứng tuyển chuyên viên khách hàng cá nhân sẽ thường xuyên phải đối mặt với thách thức, áp lực như:

  • Tốc độ xử lý công việc nhanh chóng, bạn sẽ bị áp lực về thời gian.
  • Ngân hàng thường dùng chỉ tiêu doanh số để thúc đẩy nhân viên làm việc. Nếu không đạt doanh số bạn sẽ bị giảm lượng, không được thưởng, thậm chí đuổi việc.
  • Công việc cần sự chính xác, nếu thẩm định sau hồ sơ thì sẽ phải gánh chịu nhiều tác hại.
  • Phải chịu trách nhiệm trước tổn thất gây ra cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng của bạn không trả được nợ.  

Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân là làm gì rồi chứ? Mặc dù có thể phải đối mặt với nhiều thách thức, thế nhưng đây là một vị trí mang đến nhiều cơ hội thăng tiến cho các bạn trẻ. 

3.8/5 - (5 bình chọn)
Bài trướcThẻ Visa Prepaid là gì? Phân biệt Visa Prepaid và Visa Debit
Bài tiếp theoHướng dẫn cách sử dụng thẻ ATM lần đầu từ A-Z cho người mới