Để tiết kiệm và đầu tư hiệu quả, lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp tạo ra ngân sách cho bản thân mà còn phẩn bổ hợp lý nguồn tài chính. Một kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện mà không có bất cứ sự lãng phí nào.
Nếu bạn đang chưa biết các lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân như thế nào thì hãy cùng blog Ngân Hàng Việt tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Nội dung chính
Lập kế hoạch quản lý tài chính là gì?
Kế hoạch quản lý tài chính là việc sử dụng nguồn tiền của cá nhân theo từng giai đoạn thời gian. Thông qua việc lên kế hoạch tài chính, bạn sẽ biết được các hoạt động thu, chi, tiết kiệm, đầu tư, thu hồi nợ…của chính mình.
Thông thường, kế hoạch quản lý tài chính, chi tiêu cá nhân sẽ được tạo theo bảng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công thức tính toán còn đảm bảo tính chính xác, trực quan sinh động. Điều này giúp bạn phân bổ hợp lý nguồn tài chính nhằm tiết kiệm, đầu tư hiệu quả.
Bạn có thể tự lập kế hoạch tài chính, chi tiêu cá nhân tùy theo mục tiêu. Hoặc nhờ đến những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hoạch định tài chính.
Lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính
Bất cứ ai cũng nên có kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng để quản lý chi tiêu hiệu quả. Một kế hoạch quản lý tài chính tốt sẽ mang đến cho bạn những lợi ích sau:
- Quản lý chi tiêu hiệu quả, biết được tiền của mình đi về đâu, giải quyết cho vấn đề gì.
- Giúp bạn thấy được những lỗ hổng trong việc sử dụng tiền, chi tiêu không hợp lý. Từ đó, giúp bạn điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu, cắt những khoản không hợp lý.
- Dễ dàng quản lý chi tiêu, phân bổ tiền và cân đối một cách hiệu quả nhất.
- Định hướng tương lai, xác định được mục tiêu rõ ràng và nhanh chóng đạt mục đích.
- Đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình. Đồng thời, chủ động về tài chính trong trường hợp khẩn cấp.
- Giảm bớt gánh nặng và áp lực tài chính trong cuộc sống hàng ngày.
Công cụ quản lý tài chính cá nhân
Lên kế hoạch quản lý tài chính, chi tiêu cá nhân cần có công cụ, phương pháp hỗ trợ. Dưới đây 2 là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Quản lý bằng App
App quản lý tài chính cá nhân trên Smartphone là công cụ đắc lực giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu, quản lý tiền, đầu tư, tiết kiệm… Dựa trên nền tảng số, phân tích chi tiêu, cảnh báo liên tục cho người dùng về tình trạng tài chính hiện tại.
Hiện nay, có nhiều App hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng nổi bật như: Spendee, PocketGuard, Finhay, HomeBudget…
Bảng Excel quản lý tài chính cá nhân
Phương pháp này được nhiều người áp dụng khi mang lại hiệu quả cao. Biểu mẫu excel quản lý tài chính cá nhân giúp bạn dễ dàng theo dõi hoạt động thu chi, tích lũy…
Bạn có thể quản lý, lập bảng ngân sách để đạt được mục tiêu tài chính. Công cụ Excel dễ dàng tính toán, xác định được chênh lệch thu chi để bạn điều chỉnh kịp thời.
Hướng dẫn cách lập kế hoạch quản lý tài chính, chi tiêu cá nhân
Lập kế hoạch quản lý tài chính không phải là điều đơn giản với bất cứ ai. Vì thế, nếu bạn đang loay hoay không biết quản lý tiền bằng kế hoạch như thế nào thì hãy tham khảo những bước cơ bản sau:
Đánh giá tình hình tài chính
Trước khi lập kế hoạch tài chính, chi tiêu cá nhân, bạn cần nhận định về tình hình tài chính của bản thân. Những thông tin liên quan đến tài chính cá nhân bao gồm thu nhập, các khoản nợ, các khoản cho vay…
Bạn càng liệt kê chi tiết càng giúp việc lập kế hoạch đạt hiệu quả cao. Dựa vào những thông tin này, bạn sẽ dễ dàng lập được kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả cho bản thân.
Xác định các khoản cần chi tiêu
Dựa trên thu nhập tổng, mỗi người sẽ có những khoản cần chi khác nhau. Vì thế, bạn cần xác định rõ nhu cầu cần thiết và không cần thiết để phân loại nhóm tiền cụ thể. Thông thường, các khoản chi tiêu sẽ bao gồm 3 nhóm chính:
- Nhóm 1 – Tiền cố định hàng tháng): Tiền nhà, tiền ăn, xăng xe đi lại, hóa đơn điện nước, tiền điện thoại, tiền cho con cái hoặc bố mẹ…
- Nhóm 2 – Khoản chi tiền để tiết kiệm và đầu tư: Dự phòng khoản tiền tiết kiệm để đủ sống trong vòng 3 tháng nếu mất việc. Khoản tiền này có thể dùng để trả nợ, đầu tư nâng cao kỹ năng, cải thiện thu nhập…
- Nhóm 3 – Khoản chi tiêu tự do: Dành cho những mối quan hệ người thân, bạn bè, cần được giải trí. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng để phân chia cho 2 nhóm trên.
Tính toán và lập kế hoạch chi tiêu cho từng khoản
Bạn cần phân bổ nguồn tiền hợp lý dựa trên thu nhập hiện tại. Bạn cần tính toán chi tiết các khoản chi tiêu cần thiết. Các khoản tiết kiệm, đầu tư chỉ nên chiếm 15-20% tổng thu nhập.
Các khoản chi tiêu tự do nên ở mức 20-30% tùy theo nhu cầu, thói quen sinh hoạt của mỗi người. Ngoài ra, các bạn có thể lập bảng chi tiêu bằng cách áp dụng:
- Quy tắc 50/20/30
- 50% cho nhu cầu thiết yếu.
- 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ.
- 30% cho tiêu dùng cá nhân.
- Quy tắc 6 chiếc hũ
- Hũ 1 – 55% cho nhu cầu thiết yếu.
- Hũ 2 – 10% cho đầu tư.
- Hũ 3 – 10% cho gửi tiết kiệm.
- Hũ 4 – 10% cho hưởng thụ.
- Hũ 5 – 10% cho giáo dục.
- Hũ 6 – 5% cho từ thiện.
Tính toán chênh lệch chi tiêu và dự chi
Ngay sau khi phân bổ xong nguồn tiền theo tình hình thực tế, bạn cần tính toán lại các khoản dự chi. Xác định mức chênh lệch để cân đối nguồn tiền cho từng khoản, từng nhóm chi tiêu.
Bạn hãy xem xét các mục không cần thiết để đạt được mục tiêu quản lý tài chính. Bạn có thể cắt nhóm 5% các khoản không cần thiết ở nhóm 1 mà vẫn đảm bảo mức sống, tiết kiệm hiệu quả.
Tiết kiệm và đầu tư
Khoản tiền tiết kiệm nên giữ ở mức 20%, với những người thu nhập cao hơn có thể tăng lên 30% để đầu tư sinh lời. Khoản dự phòng này quan trọng với bất cứ ai nhằm đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai, phòng rủi ro thất nghiệp, bệnh tật…
Bạn không nên chỉ gửi tiết kiệm tiền trong ngân hàng, có thể trích ra một khoản để đầu tư. Xác định tỷ lệ phù hợp, từ 5 đến 10% số tiền dự phòng.
Tuân thủ nguyên tắc, linh hoạt thay đổi phù hợp
Lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết sau đó tuân thủ nguyên tắc mà không quá vội vàng để đạt được mục tiêu. Bạn cần kiểm soát chi tiêu, loại bỏ ham muốn, nhu cầu không cần thiết.
Tuyệt đối không để những cám dỗ phá vỡ kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh linh hoạt theo thời gian tùy theo tình hình thực tế.
Một số lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Để lập kế hoạch tài chính cá nhân mang lại thành công như mong muốn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân vượt quá so với thực tế.
- Chủ động theo dõi kế hoạch thực hiện để đưa ra điều chỉnh kịp thời.
- Sử dụng thêm công cụ hỗ trợ để kế hoạch quản lý tài chính để đạt độ chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại…
Như vậy có thể thấy rằng, lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là việc làm cần thiết đối với mỗi người. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết cách quản lý tài chính, chi tiêu cá nhân để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho hiện tại và tương lai.