Hướng dẫn cách nạp tiền vào thẻ ATM nhanh chóng và đơn giản

Có rất nhiều cách nạp tiền vào chiếc thẻ ATM của bạn để lưu giữ và chi tiêu bất cứ khi nào cần. Hãy theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây của Ngân hàng Việt để nắm rõ nhất.


Ngày nay, thẻ ngân hàng đang được sử dụng rất phổ biến ở thành phố lẫn nông thôn. Vì thế, nhu cầu tìm hiểu về cách sử dụng cơ bản của những chiếc thẻ ATM là rất cần thiết. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một kiến thức mới đó là cách nạp tiền vào thẻ ATM cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.

Thẻ ATM là gì? Lợi ích khi nạp tiền vào thẻ ATM

Thẻ ATM đơn giản là một loại thẻ được phát hành bởi ngân hàng theo quy chuẩn quy định. Người dùng có thể sử dụng thẻ ATM để: rút tiền, nộp tiền, chuyển khoản, truy vấn tài khoản hoặc thanh toán hóa đơn… tại hệ thống cây ATM hoặc CDM.

Vậy khi sử dụng thẻ ATM đem đến những lợi ích gì? Và tại sao người dùng nên chuyển tiền mặt vào thẻ ATM để sử dụng? Cùng tìm hiểu 03 lý do chính sau đây:

  • Dễ dàng quản lý: Việc sử dụng thẻ thanh toán hệ thống thông tin giao dịch sẽ được ghi lại qua SMS vì thế người dùng có thể dễ dàng quản lý chi tiêu của mình.
  • Giao dịch thuận tiện: Khách hàng có thể sử dụng thẻ ATM để thanh toán tại tất cả các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Không những thế với những giao dịch sử dụng thanh toán với số tiền lớn việc sử dụng tiền mặt gây mất thời gian và không an toàn. Vì thế khi này sử dụng thẻ ngân hàng là tốt nhất. Ngoài ra dùng thẻ ATM khách hàng có thể rút tiền tại bất kỳ cây ATM nào.
  • Hạn chế rủi ro về tiền mặt: Với thẻ ATM, bạn không cần phải mang quá nhiều tiền mặt trong người, giúp giảm thiểu rủi ro bị mất cắp.

Hướng dẫn cách chuyển tiền mặt vào thẻ ATM

Giao dịch tại PGD ngân hàng

Để chuyển tiền vào thẻ ATM tại ngân hàng, khách hàng chỉ cần mang theo tiền mặt đến tại PGD hoặc chi nhánh ngân hàng gần nhất và yêu cầu giao dịch viên hỗ trợ.

Sau đó điền đầy đủ các thông tin ghi trên phiếu bao gồm: Ngày tháng năm, thông tin người nộp (tên, số CMND, địa chỉ) và thông tin người nhận (tên, số CMND, số tài khoản, chi nhánh ngân hàng của số tài khoản đó). Sau đó, tích vào ô “Nộp tiền vào tài khoản” điền số tiền bằng chữ và bằng số, ghi nội dung nộp tiền rồi ký xác nhận (chữ ký và họ tên).

Điền đầy đủ thông tin và số tiền chuyển vào giấy nộp tiền
Điền đầy đủ thông tin và số tiền chuyển vào giấy nộp tiền

Thực hiện xong các bước trên, bạn đưa phiếu cho nhân viên và nhận lại bản sao biên lai. Trong vòng 24h, số tiền sẽ được chuyển đến tài khoản của người nhận.

Tùy theo mỗi ngân hàng, số tài khoản và loại tiền giao dịch mà mức thu phí sẽ khác nhau. Có thể dao động như sau:

  • Nộp tiền tại chi nhánh ngân hàng đã mở tài khoản hay các chi nhánh của ngân hàng ở cùng tỉnh: Miễn phí.
  • Nộp tiền tại các chi nhánh khác tỉnh/thành phố: Phí thường từ 0,01 – 0,06% số tiền gửi. Dao động từ 20.000 đồng – 2.000.000 đồng.
  • Nộp tiền ngoại tệ vào tài khoản: Tùy từng ngân hàng.

Nạp tiền thông qua Internet Banking, Mobile Banking

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng cũng mang đến cho người dùng trải nghiệm dịch vụ ngày cùng tốt, đặc biệt phải kể đến đó là tiện ích từ các ứng dụng e-Banking.

Để nạp tiền thông qua hình thức này, khách hàng chỉ cần mở ứng dụng trên máy tính hoặc điện thoại Smartphone để thao tác:

  1. Bước 1: Truy cập vào website ngân hàng của bạn trên điện thoại, chọn “Thanh toán” trên thanh Menu và chọn “Nạp tiền điện tử”.
  2. Bước 2: Điền đầy đủ thông tin như: Số tài khoản của bạn và các thông tin về họ tên và các thông tin khác như hiển thị của mỗi ngân hàng.
  3. Bước 3: Kiểm tra lại thông tin giao dịch như hình dưới, nhập “Mã kiểm tra” để đảm bảo bạn không phải là máy. Chọn “Xác nhận”
  4. Bước 4: Điền mã OTP được hệ thống gửi về số điện thoại đăng ký tài khoản Internet Banking mà ngân hàng bạn đang dùng.
  5. Bước 5: Sau khi nhập mã OTP được gửi về số điện thoại như trong hình, chọn “Xác nhận” là bạn đã nạp tiền thành công.

Nạp tiền vào thẻ từ cây ATM

Một số cây ATM có hỗ trợ nạp tiền mặt vào thẻ. Các bạn có thể thao tác như sau:

  1. Bước 1: Bạn đút thẻ vào cây ATM.Tại bước này bạn cần phải đút đúng chiều để đảm bảo thẻ của bạn không bị khóa hoặc bị cây ATM nuốt mất.
  2. Bước 2: Lựa chọn ngôn ngữ bạn thành thạo nhất. Tại Việt Nam các cây rút tiền chủ yếu là “Tiếng Việt” và “Tiếng Anh”.
  3. Bước 3: Nhập mã PIN và ấn Enter.
  4. Bước 4: Lựa chọn giao dịch. Khi đã truy cập được vào trong giao diện của cây ATM bạn sẽ có nhiều lựa chọn giao dịch khác nhau như: “Rút tiền, In sao kê, Chuyển khoản…”. Để chuyển tiền vào thẻ ATM, bạn chọn mục “Chuyển tiền”/ “Chuyển khoản”.
  5. Bước 5: Bạn hãy điền thật chính xác số tài khoản của người cần chuyển, khi nhập xong số tài khoản, bạn nhấn Enter hệ thống sẽ hiển thị lên thông tin người nhận tiền một lần nữa.
    Lưu ý: Tại bước này bạn hãy kiểm tra thông tin thật kỹ nếu không muốn bị chuyển nhầm cho người khác.
  6. Bước 6: Khi đã nhập đúng số tài khoản, hệ thống của cây ATM sẽ hiển thị lên một lần nữa để chắc chắn những thông tin người nhận đã được chính xác tuyệt đối.
  7. Bước 7: Cuối cùng bạn chỉ cần ấn chọn nút “Đồng ý” trên màn hình của cây ATM là đã có thể sẽ tiến hành chuyển tiền. Ngay sau thao tác đó bạn sẽ nhận được một thông báo đã chuyển tiền thành công.
Nạp tiền vào tài khoản ngân hàng tại máy ATM
Nạp tiền vào tài khoản ngân hàng tại máy ATM

Phí nạp tiền vào thẻ ATM của các ngân hàng

Dưới đây là mức phí nạp tiền vào thẻ ATM của một số ngân hàng để bạn đọc tham khảo:

 Thẻ ATM của ngân hàng Trong hệ thống (đồng/giao dịch) Khác ngân hàng (% số tiền)
 Agribank 1.100 – 3.300 0,05%
 DongA Bank 5.500 0,055%
 BIDV 1.000 – 3.000 0,02%
 MBBank 3.000 0,045%
 Sacombank Miễn phí 0,01 – 0,05%
 Techcombank Miễn phí Miễn phí
 TPBank Miễn phí Miễn phí
 Vietcombank 2.000 – 5.000 0,03%
 VietinBank Miễn phí 0,01%
 ACB Miễn phí 0,01%

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nạp/chuyển tiền vào thẻ ATM đơn giản nhất 2022. Mong rằng sau bài viết bạn sẽ biết cách để nạp tiền vào thẻ ngân hàng của mình. Đừng quên giữ bảo mật an toàn và cảnh giác với các chiêu trò lừa gạt khi thực hiện các giao dịch. Chúc các bạn thành công.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (3 bình chọn)
Bài trướcTổng hợp danh sách các ngân hàng thuộc nhà nước hiện nay
Bài tiếp theoĐáo hạn thẻ tín dụng là gì? Có nên đáo hạn thẻ tín dụng?