Tín dụng ngân hàng là cụm từ quen thuộc trong ngành tài chính ngân hàng. Vậy, tín dụng ngân hàng là gì? Phân loại tín dụng ngân hàng như thế nào?
Trong nền kinh tế hàng hoá, cùng một thời gian luôn có một số người tạm thời thừa vốn và một số người thừa vốn. Một bên muốn cho vay, một bên có nhu cầu đi vay. Hiện tượng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế, số vốn sẽ được dịch chuyển từ nơi thừa sang thiếu với điều kiện hoàn trả vốn, lãi cho người cho vay.
Tín dụng ngân hàng cũng vậy, đó là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong xã hội. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó chính là ngân hàng.
Nội dung chính
Tín dụng ngân hàng là gì?
Như đã nói ở trên, tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong mối quan hệ này, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay một thời gian nhất định. Lúc này, người đi vay có nghĩa vụ phải thanh toán tiền gốc/giá trị hàng hóa kèm lãi (nếu có) khi đến thời hạn.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) với cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền. Khi đó, bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản cho bên vay trong một khoảng thời gian theo thoả thuận được cam kết trong hợp đồng. Các cá nhân, doanh nghiệp vay cần cần thanh toán đủ gốc, lãi khi đến thời hạn.
Trong nền kinh tế, ngân hàng không chỉ là định chế tài chính mà còn là người cho vay, đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung cấp tín dụng cho cá nhân, tổ chức. Ngược lại, với tư cách là người đi vay ngân hàng sẽ nhận tiền gửi từ cá nhân, doanh nghiệp hoặc chứng chỉ tiền, trái trái phiếu nhằm huy động vốn trong xã hội.
Tại các ngân hàng nhà nước hiện nay, tín dụng sẽ được chia ra làm 2 mảng chính:
- Tín dụng cá nhân: Đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng đời sống như tiêu dùng, mua sắm, vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh…
- Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu cần vốn để sản xuất kinh doanh như mua sắm máy móc, thanh toán công nợ…
Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
So với các hình thức khác, tín dụng ngân hàng mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể:
- Tín dụng ngân hàng đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng trong nền kinh tế quốc dân bằng hình thức cho vay tiền tệ, rất phổ biến và linh hoạt.
- Bên cho vay chủ yếu huy động vốn bằng các thành phần trong xã hội, chứ không phải hoàn toàn từ vốn cá nhân như các hình thức khác.
- Nguồn vốn bằng tiền đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng vay.
- Thời hạn cho vay linh hoạt, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngân hàng có thể điều chỉnh nguồn vốn với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về thời hạn cho khách hàng.
- Thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế vì có thể huy động nguồn vốn dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.
Phân loại tín dụng ngân hàng
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, thông thường người ta thường phân loại theo một vài yếu tố sau:
Thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn dưới 12 tháng.
- Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng.
- Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Dùng để hình thành vốn lưu động cho các tổ chức kinh doanh
- Tín dụng vốn cố định: Được dùng hình thành tài sản cố định.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Dành cho doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh sử dụng vào mục đích sản xuất, lưu thông hàng hoá.
- Tín dụng tiêu dùng: Dành cho cá nhân đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, xây dựng nhà cửa, xe cộ, học tập…
Căn cứ vào tính chất đảm bảo
- Tín dụng có bảo đảm: Là các khoản vay phát ra đều có tài sản thế chấp tương đương như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.
- Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Khách hàng phải đảm bảo có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín với ngân hàng…
Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng
- Tín dụng nội địa: Là quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế.
Tín dụng ngân hàng có vai trò gì?
Với dân cư
Tín dụng ngân hàng giúp người dân có một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ. Việc tiết kiệm đủ tiền để mua nhà là điều khá khó khăn với nhiều người dân Việt Nam. Bằng cách vay tín chấp, vay trả góp…người dân có thể dễ dàng thực hiện được ước mơ của mình. Bên cạnh đó, điều này còn tạo ra động lực to lớn để làm việc, học tập, nuôi dưỡng con cái…
Với doanh nghiệp
Tín dụng ngân hàng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.
Với ngân hàng
Đây được xem là nghiệp vụ chiếm thì phần lớn mang tới lợi nhuận cao cho các tổ chức tín dụng. Việc có nguồn vốn dồi dào giúp mở rộng quy mô, đầu tư đổi mới công nghệ… tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Với nền kinh tế
Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc vay nợ nước ngoài trở thành nhu cầu khách quan với các nước trên thế giới. Điều này tạo ra sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước đang phát triển như Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng, tín dụng ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta. Trong đó, hình thức tín dụng ngân hàng phổ biến nhất là thẻ tín dụng ngân hàng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tín dụng ngân hàng là gì, cách phân loại tín dụng ngân hàng.
TÌM HIỂU THÊM: