Vòng quay vốn lưu động là gì? Ý nghĩa và cách tính?

Vòng quay vốn lưu động trong kinh doanh mang ý nghĩa lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vậy, vòng quay vốn lưu động là gì? Ý nghĩa và cách tính như thế nào? 

Trong kinh doanh, việc quay vòng vốn lưu động mang ý nghĩa lớn, quyết định tới sự thành công và phát triển của một doanh nghiệp. Hiểu rõ vòng quay vốn lưu động là gì, ý nghĩa và cách tính sẽ giúp bạn sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Hãy cùng nganhangviet.org tìm hiểu kỳ hơn về vòng quay vốn lưu động qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về vòng quay vốn lưu động

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm vốn lưu động và vòng qua vốn lưu động.

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động hay còn được gọi là tài sản lưu động là tài sản có giá trị ngắn hạn như tiền lương, hàng tồn kho, tiền đầu tư mua máy móc, thiết bị… Trong các hoạt động kinh doanh, vốn lưu động được là thước đo tiền mặt hiện có nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động là gì?

Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp không có nhiều vốn lưu động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh. Ví dụ như: Chậm lương, không nhập hàng về kho hay mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh cho sản phẩm mới…

Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh. Chỉ số của vòng quay vốn lưu động càng lớn thì chứng tỏ Doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh ổn định và sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao.

Ví dụ: Doanh nghiệp thực hiện công việc kinh doanh từ bước đầu tiên tới khi ra mắt sản phẩm và mang ra bán thu lại tiền để tiếp tục sản xuất. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành chu kỳ kinh doanh và được gọi là vòng quay vốn lưu động.  

Ngược lại, nếu chỉ số vòng quay vốn lưu động thấp thì điều đó chứng tỏ khả năng sản xuất, luân chuyển hàng hóa và thu hồi vốn chậm. Việc chu kỳ kinh doanh kéo dài có thể là daonh hiện tượng tồn kho, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến doanh thu không tăng trưởng. 

Tùy vào lĩnh vực cũng như ngành nghề hoạt động mà vòng quay vốn lưu động sẽ khác nhau. Thông thường, vòng quay vốn lưu động của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

Ý nghĩa của quay vòng vốn lưu động

Như đã nói, quay vòng vốn lưu động đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Dựa vào vòng quay vốn lưu động chúng ta dễ dàng đánh giá được sự phát triển của một doanh nghiệp. Theo đó, quay vòng vốn lưu động có ý nghĩa: 

Ý nghĩa của quay vòng vốn lưu động
Ý nghĩa của quay vòng vốn lưu động
  • Vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển. Việc hạn chế hàng tồn kho, lợi nhuận tăng, thu hồi vốn nhanh sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.  
  • Vòng quay vốn lưu động thấp chứng tỏ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang không tốt,. Những sản phẩm mà Công ty đang cung cấp ra thị trường không mang tới lợi nhuận cao dẫn tới khả năng thu hồi vốn chậm. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp cần có kế hoạch thay đổi chiến lược, định hướng tầm nhìn để hoạt động kinh doanh được cải thiện.

Công thức tính vòng quay vốn lưu động

Để tính được vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động, các bạn có thể tham khảo công thức tính dưới đây:

Công thức tính vốn lưu động

Vốn lưu động  = Tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn: Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển ngắn. Tài sản ngắn hạn có nhiều dạng như tiền tệ, hàng hóa, các khoản tiết kiệm, đầu tư ngắn hạn
  • Nợ ngắn hạn: Tất cả những khoản chi phí mà doanh nghiệp cần phải thanh toán trong vòng 1 năm bao gồm nợ, chi phí ngắn hạn…

Công thức tính vốn lưu động bình quân

Công thức tính vốn lưu động bình quân như sau:

Vốn lưu động bình quân = Tổng vốn lưu động của 12 tháng/ 12

Công thức tính vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động  = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Là doanh thu còn lại của việc bán hàng hóa sau khi đã trừ toàn bộ chi phí giảm, thuế phí, chiết khấu, hàng hóa bị trả lại… 
  • Vốn lưu động bình quân: Tính theo năm với công thức (vốn tháng 1 +2 + 3 + …+ 12)/12

Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Để có thể tự mình làm chủ được nguồn vốn lưu động, doanh nghiệp cần lưu ý 3 điểm đối với vốn lưu động đó là tiền mặt, hàng tồn kho và quản lý nợ tồn đọng.

Quản lý tiền mặt

Bạn cần xác định được số tiền mặt có trong tài khoản của doanh nghiệp là bao nhiêu? Trong đó, bạn sử dụng tất cả hay chỉ một phần để phục vụ mục đích kinh doanh? Việc quản lý tiền mặt đóng vai trò quan trọng giúp bạn kiểm soát và có kế hoạch sử dụng tiền hiệu quả.  

Quản lý hàng tồn kho

 Nếu tình trạng hàng tồn kho quá nhiều sẽ khiến việc thu hồi vốn bị chậm, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý vốn lưu đọng. Tốt nhất bạn nên giảm sản xuất tràn lan khi không có đơn giản để tránh bị tồn kho quá nhiều.  

Quản lý nợ tồn đọng

Công việc này nằm trong trách nhiệm của bộ phần công nợ và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý vốn lưu động. Việc thu hồi nợ tốt sẽ giúp Doanh nghiệp có nhiều tiền mặt nhằm bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.

Quản lý nợ tồn đọng
Quản lý nợ tồn đọng

Vòng quay vốn lưu động là bao nhiêu là hợp lý?

Đây là một câu hỏi rất khó để có câu trả lời thỏa đáng. Cũng bởi, vòng quay vốn lưu động càng cao thì chứng doanh doanh nghiệp đang phát triển tốt, khả năng thu hồi vốn nhanh. Ngược lại, nếu quay vòng vốn lưu động thấp thì có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động kém, thu hồi vốn chậm.

Do đó, vòng quay vốn lưu động bao nhiêu sẽ không có con số cụ thể. Chỉ cần doanh nghiệp quản lý tốt các vấn đề tiền mặt, hàng tồn kho, thu nợ…thì vòng quay vốn lưu động sẽ tăng và giúp hoạt động kinh doanh trở nên tốt đẹp hơn.

Trên đây những thông tin liên quan đến vòng quay vốn lưu động mà bạn nên nắm rõ. Việc hiểu rõ vòng quay vốn lưu động là gì, ý nghĩa và cách tính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn trong việc quản lý và thúc đẩy việc kinh doanh hiệu quả.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng