Theo quy định mới nhất, từ ngày 31/3/2020, các ngân hàng sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM để chuyển sang thẻ gắn chip. Vậy, thẻ ATM gắn chip là gì? Tại sao nên dùng thẻ gắn chip?
Với những tiện ích vượt trội, thẻ ATM nhanh chóng trở thành “vật bất ly thân” của rất nhiều khách hàng. Một người có thể sở hữu ít nhất 1 hoặc nhiều thẻ ATM ngân hàng khác nhau để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Thông thường, khách hàng sẽ được ngân hàng phát hành thẻ từ ATM. Tuy nhiên, theo thông báo từ Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng sẽ dừng phát hành thẻ từ và chuyển sang thẻ gắn chip.
Vì thế, để biết thẻ ATM gắn chip là gì, tại sao nên dùng thẻ gắn chip thì hãy cùng Blog Ngân hàng Việt tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính
Thẻ ATM gắn chip là gì?
Thẻ chip có tên gốc từ tiếng Anh là Chip card, còn được gọi là Smart cards, chip-and-pin cards, chip-and-signature cards, Europay – MasterCard – Visa (EMV) card. Theo đó, thẻ gắn chip là thẻ có kích thước tiêu chuẩn giống với thẻ ATM thông thường.
Tuy nhiên, có một điểm khác là thẻ chip sẽ chứa con chip nhỏ hơn sim điện thoại, nằm ở mặt trước thẻ. Nó có nhiệm vụ lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân với mật độ cao khi khách hàng thực hiện giao dịch ở máy POS, ATM.
Quy định về thẻ ATM gắn chip
Theo Điều 1 Thông tư 22/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung, từ ngày 31/3/2021, các tổ chức phát hành thẻ thực hiện phát hành thẻ có PIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Bên cạnh đó, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ tại điểm bán tại Việt Nam phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Cụ thể, từ 31/3/2021, các ngân hàng sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM bằng thẻ ATM gắn chip. Vì vậy, tất cả khách hàng làm thẻ ATM mới tại ngân hàng đều được cấp thẻ ATM gắn chip.
Các loại thẻ ATM gắn chip phổ biến
Hiện nay, thẻ ATM gắn chip có 2 loại phổ biến như sau:
- Thẻ chip có tiếp xúc: Là loại thẻ phải được đặt vào khe nhận thẻ trên đầu đọc thì mới có thể ghi, xóa hay truy xuất dữ liệu..
- Thẻ chip không tiếp xúc: Người dùng không cần cho thẻ tiếp xúc trực tiếp với đầu thẻ đọc, khe đọc thẻ vẫn nhận được thông tin khi đầu đọc và thẻ chip này là từ 2 đến 10 cm.
Trong 2 loại thẻ trên, thẻ tiếp xúc có tốc độ xử lý cao hơn nên được ứng dụng phổ biến ở những nơi cần xử lý nhanh như chấm công, thẻ giữ xe, phương tiện giao dịch công cộng, trung tâm thương mại…
Tại sao nên dùng thẻ ATM gắn chip?
Như đã nói ở trên, Ngân hàng nhà nước có quy định bắt buộc đổi thẻ ATM thông thường sang thẻ ATM có gắn chip. Vậy, tại sao nên dùng thẻ ATM có gắn chip?
Bảo mật thông tin cá nhân
Thẻ từ là loại thẻ có khả năng bảo mật thấp, thông tin lưu ở dài từ trên thẻ ATM không được mã hóa nên dễ bị đánh cắp thông tin. Nếu sử dụng thẻ từ để quét ở máy POS hoặc cây ATM thì những thông tin này sẽ được lưu ở đầu đọc trong máy. Kẻ gian có thể lợi dụng và đánh cắp thông tin cũng như tài sản trong thẻ.
Trong khi đó, thẻ ATM có gắn chip được thiết kế với tính năng đặc biệt. Nó ngăn chặn hành vi đánh cắp thông tin thẻ với độ mã hóa, bảo mật an toàn tuyệt đối.
Chống giả mạo, gian lận thông tin
Để chống giả mạo, gian lận thông tin, sử dụng thẻ gắn chip với mã PIN cá nhân chính là giải pháp tối ưu. Thẻ gắn chip sẽ ngăn chặn hành vi làm thẻ ATM giả khi người dùng bị thất lạc, đánh cắp thẻ.
Khi sử dụng thẻ ATM gắn chip để thanh toán tại các điểm bán hàng, hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn xác nhận tới số điện thoại khách hàng đăng ký. Điều này đảm bảo sự an toàn về thông tin cá nhân cũng như thông tin thẻ.
Nguyên lý hoạt động chặt chẽ
Tất cả các giao dịch bằng thẻ ATM gắn chip đều trải qua nhiều bước xác thực. Vì thế, chỉ khi có mã xác thực thì giao dịch mới có thể thành công. Mặc dù quy trình thực hiện phức tạp hơn thẻ từ, thế nhưng tốc độ xử lý nhanh nên vẫn tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip miễn phí
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có chính sách chuyển đổi thẻ từ sang thẻ gắn chip hoàn toàn miễn phí. Nếu có thay đổi về phí, ngân hàng sẽ thông báo tới khách hàng.
So sánh thẻ ATM từ và thẻ ATM gắn chip
Để có thể hiểu rõ hơn về những ưu, nhược điểm của từng loại thẻ. Các bạn hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Đặc điểm |
Thẻ từ |
Thẻ chip |
Phân loại |
Thẻ từ chỉ có 1 loại duy nhất |
Thẻ chip có 2 loại là có tiếp xúc và không tiếp xúc |
Cấu trúc |
Có băng từ bên ngoài ở mặt sau thẻ |
Có băng từ bên ngoài mặt sau, mặt trước tích hợp chip điện tử |
Lưu trữ |
Lưu trữ thông tin trên băng từ |
Lưu trữ thông tin trên băng từ và chip |
Độ bền |
Thấp, dễ trầy xước |
Cao, có thể xóa hoặc ghi lại thông tin trên thẻ chip |
Nhận dạng |
Thông qua băng từ và các hình chủ thể được in trên thẻ hoặc chữ ký mặt sau. |
Phức tạp, có thể tự nhận dạng chủ thẻ qua offline PIN |
Thông tin trên thẻ |
Không thể xóa đi ghi lại nên mất thời gian làm lại thẻ mới |
Có thể xóa ghi lại nhiều lần |
Chi phí |
Thấp |
Cao |
Tốc độ xử lý |
Nhanh |
Chậm |
Tích hợp |
Không tích hợp thêm ứng dụng |
Có thể tích hợp nhiều ứng dụng |
Tình trạng |
Cấp phép trong tình trạng online |
Có thể thực hiện giao dịch online hay giao dịch trên giao dịch offline pin |
Như vậy có thể thấy rằng, mỗi loại thẻ ATM sẽ mang đến những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Ngân hàng nào đang sử dụng thẻ ATM gắn chip?
Hiện nay, các ngân hàng ở Việt Nam đang chuyển hướng thay đổi thẻ từ bằng thẻ chíp. Bên cạnh những ngân hàng quốc tế như ANZ, HSBC, CitiBank…khách hàng có thể tham khảo một số ngân hàng phát hành thẻ chip dưới đây:
- Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam (VIB)
- Ngân hàng TMCP Cổ phần Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TechcomBank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank)
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)
- Ngân hàng TMCP Cổ Phần An Bình (ABBank)
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VietcomBank)
- Ngân hàng Shinhan Bank
- ….
Một số lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip
Nếu bạn là người mới sử dụng thẻ ATM gắn chip thì hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Không nên rút tiền qua cây ATM khác hệ thống.
- Không nên chuyển khoản ngoài hệ thống.
- Có thể sử dụng thẻ ATM gắn chip để mua hàng Online.
- Hoàn toàn có thể xóa số CVV ở mặt sau thẻ.
- Phí thu hàng năng của thẻ chip tùy vào quy định mỗi ngân hàng.
Làm thế nào để chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip?
Trường hợp khách hàng muốn đổi thẻ từ sang thẻ chip thì hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Đến chi nhánh, phòng giao dịch gần nhất và yêu cầu chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip.
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đổi thẻ.
- Bước 3: Nộp mẫu đơn đó lại cho nhân viên ngân hàng kèm giấy tờ tùy thân.
- Bước 4: Nhân viên viên ngân hàng làm thủ tục đổi thẻ và nhận giấy hẹn.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc thẻ ATM gắn chip là gì, tại sao nên dùng thẻ gắn chip của nhiều khách hàng. Hy vọng qua bài viết trên, khách hàng sẽ không còn bỡ ngỡ khi tới ngân hàng đăng ký làm thẻ mới hoặc chuyển thẻ từ sang thẻ chip.
TÌM HIỂU THÊM: