Công việc chính của một nhân viên tín dụng ngân hàng?

Nhân viên tín dụng là một vị trí quan trọng giúp ngân hàng phát triển lớn mạnh nếu thực hiện tốt nhiệm vụ. Vậy, công việc chính của một nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?


Có thể nói rằng, nhân viên tín dụng là một trong những vị trí khá “hot” mang đến cho bạn cơ hội làm việc và thăng tiến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đây được xem là bộ phận quan trọng giúp công việc kinh doanh của ngân hàng trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, để ứng tuyển thành công vào vị trí này, các bạn cần nắm rõ tính chất nghiệp vụ cũng như kỹ năng cần có để làm việc nhiệm vụ.

Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí nhân viên tín dụng ngân hàng nhưng chưa hiểu rõ công việc cụ thể là làm gì, yêu cầu kinh nghiệm ra sao thì hãy cùng blognganhangviet.com tham khảo qua bài viết dưới đây.

Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?

Nhân viên tín dụng là một loại nghề nghiệp thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng. Đó là người thực hiện những công việc liên quan đến nghiệp vụ và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Chính vì thế, công việc này chịu không ít áp lực từ cấp trên cũng như khách hàng mà họ gặp hàng ngày.

Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?
Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?

Đây cũng là lý do khiến nhiều người từ bỏ vị trí nhân viên tín dụng ngân hàng để tìm tới công việc khác. Thế nhưng, ngược lại, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì họ sẽ đóng vai trò quan trọng giúp ngân hàng phát triển lớn mạnh.

Tại Việt Nam, các ngân hàng thường xuyên đổi mới mô hình, vì thế nhân viên tín dụng cũng phải thay đổi để thích nghi. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của một nhân viên tín dụng vẫn là theo sát các hoạt động tư vấn, quản lý khách hàng. 

Công việc của nhân viên tín dụng là làm gì?

Để nắm rõ những công việc mà một nhân viên tín dụng phải đảm nhận, các bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây:

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Đây là cách giúp nhân viên tín dụng tăng doanh số  đối với khách hàng có nhu cầu nhưng chưa biết tới dịch vụ tại ngân hàng. Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tư vấn các sản phẩm cho vay, gửi tiết kiệm hoặc sử dụng tiện ích khác của ngân hàng.

Tiếp xúc trực tiếp, tư vấn khách hàng

Nhân viên tín dụng có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục theo quy định của ngân hàng. Quy trình này cần thực hiện nhanh chóng, tạo sự chuyên nghiệp, thõa man được yêu cầu của khách hàng. 

Trường hợp nhân viên tín dụng khả năng đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng với khách hàng không đạt, cần thông báo ngay để không làm mất thời gian của cả hai bên.

Thẩm định thông tin của khách hàng

Việc thẩm định khách hàng vô cùng quan trọng để quyết định có cho vay hay không? Nhân viên tín dụng thực hiện công tác thẩm định qua sự uy tín, năng lực tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo…Sau đó, lập tờ trình, báo cáo thẩm định trình lên cấp trên để xét duyệt cho vay hoặc từ chối vay.

Hỗ trợ khách hàng làm thủ tục

Nhân viên tín dụng có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng làm hợp đồng tín dụng, thế chấp và các hồ sơ, văn bản liên quan. Bên cạnh đó, bạn còn phải theo dõi, lập hồ sơ giải ngân theo quy định của ngân hàng.

Theo dõi quá trình sử dụng vốn vay

Trong trường hợp vay vốn, nhân viên tín dụng phải kiểm tra tình trạng sử dụng vốn. Đồng thời, theo dõi quá trình trả gốc, lãi của khách hàng có theo hợp đồng không.

Tất toán hợp đồng, chuyển nhóm nợ

Chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi vốn, khởi kiện thu hồi vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ…là một trong những công việc quen thuộc của nhân viên tín dụng. Trường hợp tất toán, giải chấp tài sản thế chấp…nhân viên tín dụng cũng phải thực hiện.

Các nhân tố cần có ở nhân viên tín dụng

Đặc thù của vị trí nhân viên tín dụng là phải có nhiều kỹ năng mềm. Để biết mình có phù hợp với vị trí này không, hãy tham khảo những nhân tố cần có ở một nhân viên tín dụng.

Các nhân tố cần có ở nhân viên tín dụng
Các nhân tố cần có ở nhân viên tín dụng
  • Kỹ năng giao tiếp: Do phải thường xuyên gặp mặt, tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng nên bạn phải có kỹ năng giao tiếp để có thể làm hài lòng mọi khách hàng, kể cả người khó tính nhất.
  • Năng động, chủ động trong công việc: Nhân viên tín dụng phải linh hoạt, nhanh nhạy để xử lý mọi tình huống phát sinh khi gặp mặt khách hàng.
  • Cẩn thận: Khi làm việc tại ngân hàng, có nhiều vấn đề liên quan đến tiền. Vì thế, bạn cần có tính cẩn thận, xử lý chính xác để không gây ra hậu quả khó lường.
  • Thành thạo máy tính, biết ngoại ngữ: Chắc chắn trong quá trình làm việc bạn sẽ phải tiếp xúc với người nước ngoài. Vì thế, nhân viên tín dụng phải có khả năng ngoại ngữ tốt, thanh toán tin học văn phòng.
  • Khả năng thích nghi tốt: Việc thích nghi và cập nhật theo thị trường sẽ giúp bạn mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lương của nhân viên tín dụng

Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, nhân viên tín dụng có mức lương được xép vào hàng thu nhập “ khủng”. Ví dụ, theo nguồn tin ngân hàng VietcomBank mỗi nhân viên tín dụng được chi trả thu nhập khoảng 290 triệu/năm, tương đương 24,16 triệu đồng/tháng.

Hay tại ngân hàng MBBank, công nhân viên lương trung bình 11,03 triệu một tháng. Thế nhưng mức lương lớn nên tính trung bình tháng khoảng 48 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, mức lương tại nhiều ngân hàng khác cho vị trí nhân viên tín dụng cũng rất hấp dẫn.

Tuy nhiên, việc lương thưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào việc bạn có hoàn thành chỉ tiêu mà cấp trên đưa ra hay không. Nếu không hoàn thành, thu nhập của một nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ vô cùng thấp.

Như vậy có thể thấy rằng, công việc của nhân viên tín dụng là tiếp xúc, làm việc trực tiếp với khách hàng. Vì thế, vị trí này đòi hỏi bạn phải không khéo, có kỹ năng, làm việc chuyên nghiệp để tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)
Bài trướcKiều hối là gì? Các cách chuyển tiền kiều hối về Việt Nam
Bài tiếp theoCách tra cứu mã số BHXH và mã hộ gia đình năm 2024