Vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ có được không? Thủ tục vay như thế nào? Hãy cùng Ngân Hàng Việt tìm hiểu trong bài viết sau.
Hiện nay, các ngân hàng đều chấp nhận cho khách hàng vay thế chấp tài sản của bố mẹ, anh chị em ruột nếu thỏa mãn đủ tiêu chí về giấy tờ pháp lý, độ tuổi, giá trị tài sản.
Bài viết này, Ngân Hàng Việt sẽ giải đáp thắc mắc vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ có được không? Và hướng dẫn thủ tục vay đơn giản và nhanh chóng. Mời các bạn cùng theo dõi!
Nội dung chính
Vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ có được không? Câu trả lời là ĐƯỢC.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều chấp nhận cho khách hàng vay vốn sử dụng tài sản của bố mẹ, anh, chị em ruột để thế chấp nếu đủ các tiêu chí như độ tuổi, giấy tờ pháp lý, giá trị tài sản.
Tuy nhiên, để vay vốn thế chấp, một số ngân hàng có xét tới độ tuổi của bố mẹ người vay tại thời điểm tài sản được đem thế chấp.
Ví dụ như có một số ngân hàng giới hạn độ tuổi là không quá 65 tuổi. Do đó, bố mẹ người vay phải dưới 65 tuổi mới đủ điều kiện vay vốn.
Hướng dẫn thủ tục vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ nhanh, đơn giản
Để quá trình vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ diễn ra thuận lợi, người vay cần nắm rõ điều kiện cũng như thủ tục vay vốn. Cụ thể như sau:
Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ
Để có thể vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ, ngoài các điều kiện về thu nhập, lịch sử tín dụng, phương án sử dụng vốn của người vay thì người đứng tên tài sản thế chấp (bố mẹ) cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Người đứng tên tài sản thế chấp nằm trong độ tuổi ngân hàng quy định.
- Người đứng tên tài sản thế chấp không có nợ xấu tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng.
- Tài sản thế chấp phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý và không có tranh chấp trong thời điểm thế chấp.
- Bố mẹ đồng ý cho người vay sử dụng tài sản của mình để thế chấp cho khoản vay. Đồng thời chấp nhận ký tên trên toàn bộ giao dịch đăng ký bảo đảm.
Trong trường hợp con cái tự ý lấy sổ đỏ của bố mẹ đi thế chấp mà không có chấp thuận của bố mẹ, thì dù khoản vay có được duyệt ngân hàng cũng sẽ không giải ngân bởi không thể tiến hành các thủ tục vay vốn cần thiết.
Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ
Về cơ bản, thủ tục hồ sơ vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ cũng tương tự như hồ sơ vay thế chấp bằng sổ đỏ chính chủ. Tuy nhiên, do đây là tài sản của bố mẹ nên người vay cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý của cả bố và mẹ để nộp hồ sơ cho ngân hàng. Cụ thể các loại giấy tờ cần chuẩn bị cho hồ sơ vay như sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người vay vốn.
- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của cả bố và mẹ người vay.
- Sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú của người vay vốn.
- Sổ hộ khẩu của bố mẹ người vay vốn.
- Giấy tờ chứng minh thu nhập của bố mẹ người vay vốn.
- Bản sao sổ đỏ làm tài sản đảm bảo.
Một số lưu ý về hình thức thế vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ
Một số lưu ý về hình thức vay thế chấp tài sản của bố mẹ, người vay cần nắm rõ:
Dùng sổ đỏ của bố mẹ để thế chấp vay vốn ngân hàng khi nào?
Việc sử dụng sổ đỏ của bố mẹ để thế chấp vay vốn không làm ảnh hưởng đến các chính sách của khoản vay. Nhưng vì tài sản đứng tên bố mẹ nên có thể xảy ra các vấn đề như: độ tuổi của bố mẹ có phù hợp không, mảnh đất thế chấp có tranh chấp gì không, hay có bất tiện gì khi ký giao dịch đảm bảo cần chữ ký của cả bố và mẹ.
Chính vì vậy, chỉ nên sử dụng sổ đỏ của bố mẹ để thế chấp vay vốn ngân hàng khi bạn không có tài sản hoặc tài sản của bạn không đủ giá trị để thế chấp.
Như vậy, có thể thấy sự linh động của ngân hàng trong việc chấp thuận tài sản đảm bảo của người thân đã tạo điều kiện cho rất nhiều khách hàng vay được khoản vay mình cần. Tuy nhiên, người vay cũng cần chú ý các điều kiện đi kèm để đảm bảo khoản vay chắc chắn được chấp thuận.
Sổ đỏ đang thế chấp, bố mẹ có được sang tên không?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 đã nêu rõ:
“8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”
Và theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 321 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng nêu rõ:
“4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật”.
Từ các dẫn chứng kể trên, chúng ta có thể thấy về nguyên tắc cần phải có sự đồng ý của ngân hàng thì mới được phép sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trên đây Ngân Hàng Việt đã giải đáp thắc mắc vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ có được không cũng các điều kiện và thủ tục vay vốn. Hy vọng bài viết này đã giúp ích phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề vay thế chấp bằng sổ đỏ của bố mẹ.
TÌM HIỂU THÊM: